+Aa-
    Zalo

    “Sữa tiệt trùng” chính thức được bãi bỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tên gọi “sữa tiệt trùng” giờ đây được thay thế bằng khái niệm “sữa hoàn nguyên” và “sữa hỗn hợp” nhằm tránh sự nhầm lẫn cho khách hàng.

    Tên gọi “sữa tiệt trùng” giờ đây được thay thế bằng khái niệm “sữa hoàn nguyên” và “sữa hỗn hợp” nhằm tránh sự nhầm lẫn cho khách hàng.

    Theo thông tin được báo Tiền phong đăng tải, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường đã ký Thông tư 03/2017/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng với ký hiệu QCVN 5-1:2017/BYT. Theo đó, sữa dạng lỏng được chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Sữa tươi, sữa hoàn nguyên, sữa hỗn hợp và sữa đặc. Trong các nhóm này đều có loại sữa được chế biến theo phương pháp thanh trùng hoặc tiệt trùng, có tách chất béo hoặc không.

    Tên gọi "sữa tiệt trùng" được phân tách thành "sữa hỗn hợp" và "sữa hoàn nguyên". Ảnh: Tri thức trẻ.

    Như vậy, khái niệm “tiệt trùng” ở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước được sử dụng để chỉ loại sữa dạng lỏng làm từ sữa bột gây nhầm lẫn với sữa tươi nay được sử dụng đúng nghĩa là một biện pháp chế biến.

    Cụ thể, nhóm sữa tươi bao gồm: Sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng; sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng. Các sản phẩm sữa lỏng còn lại gồm: Sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng; sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng; sữa đặc hoặc sữa đặc có đường bổ sung chất béo thực vật hoặc không.

    Sữa hoàn nguyên được quy định là sữa dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa. Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa. Thành phần sữa hoàn nguyên cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng, Tri thức trẻ cho biết.

    Còn sữa hỗn hợp là sản phẩm được chế biến từ hỗn hợp sữa tươi nguyên liệu, các sản phẩm sữa hoặc các thành phần của sữa. Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa. Thành phần sữa hỗn hợp cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

    Quy chuẩn này có hiệu lực từ 1/3/2018.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sua-tiet-trung-chinh-thuc-duoc-bai-bo-a198495.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan