+Aa-
    Zalo

    Sửa quy định phạt giao thông: Cần bỏ quan niệm xe to đền xe bé

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    (ĐSPL) - Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 171/2013) đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

    Về dự thảo này, Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đưa ra một số ý kiến, quan điểm của ông về vấn đề xử phạt vi phạm hiện nay.

    Theo ông Liên, cần thay đổi quan niệm luật bất thành văn, xe lớn đền xe bé khi va chạm giao thông.

    Ông cho rằng, trình độ văn hóa xã hội đã được cải thiện, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để tuyên truyền luật lệ giao thông. Việc xử phạt vi phạm đảm bảo công bằng, ai có lỗi người đó phải chịu trách nhiệm khắc phục và chịu hình phạt.

    Tai nạn giao thông cứ "xe to đền xe bé"...

    “Nếu chỉ căn cứ vào tinh nhân văn thì pháp luật không được thực thi minh bạch, ý thức của người tham gia giao thông không được nâng cao.

    Ví dụ thả rông trâu bò ra đường nếu có bị xe đâm thì chủ xe bị đền, xe đạp đi giữa đường, vượt đèn đỏ, nếu có bị tai nạn chủ xe phải bồi thường, khác nào khi uống bia: “123 Zô Zô Zô”, say xỉn đã có chủ nhà hàng đưa về nhà…”, ông Liên cho hay.

    Ngoài ra, trong Dự thảo này, ông Liên còn cho rằng, cần xem xét lại cụm từ: không làm chủ tốc độ, tước bằng lái xe có thời hạn… Hoặc cân nhắc trong việc tước bằng lái xe có thời hạn.

    Tức là tước quyền lao động của công dân có thời hạn. Đây là mức cao nhất trong xử phạt hành chính. Nếu Nghị định 171 đã có mức phạt tiền, thì không nên nâng cao hơn nữa khi đã bị thu bằng có thời hạn.

    Riêng về quy định đối với những lái xe, ông Liên cho rằng, không nên để lái xe phải nộp 2 lần tiền khi lái xe vi phạm.

    Theo 171 khi lái xe của doanh ngiệp vi phạm thì ngoài quyết định xử phạt lái xe còn kèm theo quyết định xử phạt doanh nghiệp. Ví dụ: lái xe chở quá 02 khách, lái xe bị phạt: 500.000đ/người x 02 = 1.000.000đ kèm theo doanh nghiệp bị phạt 8.000.000đ(tám triệu đồng). Ai có lỗi, người đó chịu phạt - trong trường hợp này, lái xe đương nhiên phải nộp tiền phạt “Doanh nghiệp”. Như vậy, thực chất người vi phạm phải nộp 2 lần tiền phạt.

    Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội.

    “Có doanh nghiệp lập luận rằng: các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi quản lý giao thông giao thông vận tải theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ có chịu phạt khi không thực hiện các quy định, các Nghị định, Thông tư hay không ? Lỗi của người lái xe do cá thể gây nên tại sao lại phạt nhiều người (Doanh nghiệp) ? Nên xử lý Doanh nghiệp khi có nhiều phương tiện bị thu hồi Phù hiệu chạy xe, nhiều xe vượt tốc độ bằng lần lượt các hình thức: cảnh cáo, thu hồi nốt, đình chỉ hoạt động có thời hạn bằng hình thức thu hồi Giấy phép KDVT…”, ông Liên cho hay.

    Cũng liên quan đến dự thảo này, Luật sư Hồng Thái – GĐ Công Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cho biết, từ trước đến nay thường có luật “xe to đền xe bé”, điều này không phù hợp cần quy định rõ lỗi để xác định mức độ bồi thường.

    Lỗi lớn hay lỗi nhỏ đều do con người điều khiển, vì vậy lỗi của ai nhiều thì người đó phải chịu trách nhiệm, không nên quy kết việc cứ xe to là phải bồi thường tiền. Việc bồi thường đó là do cái tâm của mỗi người.

    Luật sư Hồng Thái – GĐ Công Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp.

    Trong Dự thảo nghị định thay thế nghị định số 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang được Bộ GTVT có lấy ý kiến quy định nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt tăng nặng, tăng nhiều lần so với mức cũ.

    Về điều này, LS Hồng Thái cho rằng, có nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc tăng mức phạt này.

    Cần nhiều giải pháp khác nhau về cải thiện hạ tầng giao thông, về tuyên truyền nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, về trách nhiệm công vụ của các cơ quan chức năng liên quan đến lĩnh vực giao thông...

    Mức xử phạt phải hợp lý để khi xử phạt không tạo thành gánh nặng quá sức đối với cuộc sống của một bộ phận người dân.

    “Chúng ta có mức thu nhập thấp và cực thấp nhưng thuế, phí, phát toàn xếp hàng thế giới. Điều quan trọng nhất với chúng ta đó là văn hóa giao thông. Giáo giục ý thức người tham gia giao thông đến mức cao hơn luật, đó là văn hóa giao thông, thay vì phạt, phạt, phạt…”, LS Hồng Thái nêu quan điểm.

    Thực tế hiện nay cho thấy rằng, khi tham gia giao thông, nhiều người có xu hướng “alo cầu cứu người thân” nên việc xử phạt sẽ càng thêm tiêu cực.

    “Nếu ai đề xuất mức phạt tăng nên cần phải cam kết rằng tăng mức phạt sẽ dẫn đến giảm tai nạn giao thông. Nếu không chúng ta tăng mức phạt mà tai nạn giao thông vẫn tăng thì chẳng phải lợi bất cập hai hay sao. Tôi  cho rằng không nên tăng mức phạt mà tăng tuyên truyền ý thưc người dân để người tham gia giao thông tiến đến mức văn hóa giao thông. Điều đó cao hơn luật và nghị định,  nó khiển người ta tự giác chấp hành nhiều hơn là biện pháp cưỡng chế.

    Phạt là cây gậy, giáo dục ý thức như củ cà rốt. Lạm dụng hình phạt là bất lợi, hãy tuyên truyên người dân”, LS Hồng Thái cho biết thêm.

    HOA TRẦN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sua-quy-dinh-phat-giao-thong-can-bo-quan-niem-xe-to-den-xe-be-a112900.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.