+Aa-
    Zalo

    Sữa nhiễm khuẩn gây liệt cơ: Làm thế nào để biết bé ăn phải

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thông tin phát hiện vi khuẩn gây bệnh độc thịt, liệt cơ trong sản phẩm sữa Similac GainPlus Eye-Q của Công ty Abbott khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng

    Vừa phân phối đã thu hồi

    Thông tin phát hiện vi khuẩn gây bệnh độc thịt, liệt cơ trong sản phẩm sữa Similac GainPlus Eye-Q của Công ty Abbott khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

    Trong sáng 4/8, các sản phẩm sữa Similac GainPlus Eye/Q (dành cho trẻ 1/3 tuổi) đã bị thu hồi. Theo nhiều đại lý kinh doanh sữa, đây là sản phẩm bán rất chạy trong những ngày qua.

    Tin tức trên báo VTC News, theo chị Nguyễn Thu Hoài / chủ một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm sữa và bánh kẹo ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội / chỉ 30 phút sau khi bán hộp sữa Similac GainPlus Eye/Q (hộp 900 g) cho một khách hàng, nhân viên hãng sữa này bất ngờ đến thu hồi toàn bộ số hộp sữa thuộc dòng nói trên mà không nói rõ nguyên nhân.

    “Nghi ngờ sữa có vấn đề, tôi lên mạng đọc thông tin mới biết sữa nhiễm vi khuẩn. Nhãn sữa mới này cửa hàng nhập cách đây 3 ngày nhưng sáng 4/8 mới bán ra hộp đầu tiên. Khách mua toàn là người lạ nên không biết tìm ở đâu để nhắn người ta trả lại sữa cho hãng” / chị Hoài nói.

    Trong khi đó, chị Vân, chủ đại lý Ngân Oanh ở quận Hai Bà Trưng, cho biết gần 10 hộp sữa Similac GainPlus Eye/Q loại 400 g và 900 g đã được nhân viên của hãng thu hồi sáng 4/8. “So với các sản phẩm sữa ngoại khác, sữa của Abbott có giá khá cao nhưng bán rất chạy. Sữa bị thu hồi khiến những người kinh doanh mặt hàng sữa lâu năm như chúng tôi không khỏi bất ngờ” / chị Vân lo lắng.

    Tại một số cửa hàng bán sữa của Abbott ở các phố Thái Thịnh, Tây Sơn (quận Đống Đa), Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng), nhân viên bán hàng cho hay qua báo chí, có biết việc thu hồi sản phẩm nhưng chưa chưa nhận được thông báo chính thức từ đơn vị cung cấp.

    Lỡ mua phải sản phẩm đang bị thu hồi, chị Lê Ngọc Anh (ngụ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) băn khoăn: “Khi đọc thấy thông tin sữa nhiễm khuẩn, mình đã gọi điện đến đường dây nóng của hãng để hỏi nhưng không được. Sản phẩm này mình đã bóc ra dùng rồi, không biết có trả lại được không?”.

    Đổi trả sản phẩm nghi ngờ nhiễm khuẩn

    Ngày 3/8, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) / Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Đại diện Abbott tại Việt Nam yêu cầu dừng lưu thông và tiến hành thu hồi sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 1/3 tuổi Similac GainPlus Eye/Q. Đây là sản phẩm của Công ty Abbott sản xuất theo hợp đồng bởi Công ty Fonterra / New Zealand (công ty có sản phẩm Whey Protein bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Ả Rập Saudi). Đồng thời, Cục ATTP cũng chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nói trên.

    Đến ngày 4/8, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, tiếp tục yêu cầu Abbott tại Việt Nam và nhà nhập khẩu sản phẩm dinh dưỡng Similac GainPlus Eye/Q (dành cho trẻ 1/3 tuổi, loại hộp 400 g và 900 g) khẩn trương triển khai thu hồi sản phẩm. Ông Trung cho biết theo thông báo từ đơn vị nhập khẩu, 10 lô sản phẩm Similac GainPlus Eye/Q nghi ngờ có nhiễm Clostridium Botulinum nhập về Việt Nam từ ngày 17/6 đều đã được phân phối ra thị trường.

    “Trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm thuộc các lô bị cảnh báo nhiễm khuẩn mà yêu cầu đổi lấy sản phẩm an toàn thì đại lý, công ty phân phối cần có trách nhiệm trong việc này để đảm bảo an toàn cho trẻ” / ông Trung đề nghị.

    Theo ông Trung, hiện sản phẩm thuộc 10 lô bị nhiễm khuẩn vẫn nằm trong diện cảnh báo. Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia sẽ công bố kết quả xét nghiệm chính thức vào tuần này. Ông Trung cũng khuyến cáo người tiêu dùng đã mua sữa Similac GainPlus Eye/Q cần kiểm tra số lô của sản phẩm in ở đáy lon. Nếu trùng khớp với số lô của 10 lô hàng bị cảnh báo nhiễm khuẩn thì ngưng sử dụng sản phẩm ngay.

    Theo cảnh báo của các cơ quan y tế, vi khuẩn Clostridium Botulinum có khả năng sản sinh độc tố thần kinh, sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây ra bệnh độc thịt, liệt cơ. Clostridium Botulinum còn được biết đến là loại vi khuẩn gây bệnh độc thịt, sinh độc tố thần kinh cực độc trên sản phẩm thịt không được bảo quản hợp vệ sinh khiến người dùng bị ngộ độc.

    Dấu hiệu bé bị ngộ độc sữa nhiễm khuẩn

    Theo các chuyên gia, trẻ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum không có các triệu chứng giống như ngộ độc thực phẩm thông thường. Nếu không phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị tử vong do ngưng thở.

    Vi khuẩn Clostridium botulinum thường gây ngộ độc cấp. Chúng chỉ gây bệnh khi số lượng vi khuẩn đủ nhiều và cơ thể yếu. Vì thế, những trường hợp lỡ dùng sữa nhiễm khuẩn Clostridium botulinum mà chưa có dấu hiệu, triệu chứng gì chứng tỏ bé chưa bị nhiễm bệnh. Điều cần làm ngay là ngưng cho bé dùng sữa đã nhiễm khuẩn và chuyển sang loại sữa khác.

    Nếu trẻ uống phải sữa nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, triệu chứng ngộ độc khởi phát đột ngột bắt đầu trong vòng 6-36 giờ hoặc 6-8 ngày, biểu hiện ngủ gà, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó bú, khó nuốt, khóc yếu...

    Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, Clostridium botulinum, vi khuẩn vừa phát hiện trong hàng loạt sữa Abbott, Dumex phải thu hồi, là trực khuẩn gram +, kỵ khí tuyệt đối, phát triển trong môi trường không có oxy. Vi khuẩn tồn tại trong đất, nước, phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú, từ đó xâm nhập vào thực phẩm, sinh độc tố gây ngộ độc khi vào cơ thể.

    Triệu chứng trẻ nhiễm botulinum tiêu hóa bắt đầu trong vòng 6-36 giờ, nhưng cũng có thể sau 6-8 ngày, thời gian ủ bệnh rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo lượng độc tố đưa vào. Triệu chứng bao gồm nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn, yếu cơ xuống dần ở cả cơ thể. Trường hợp nặng có thể gây liệt cơ hô hấp và gây tử vong.

    Ở nhũ nhi, triệu chứng có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu. Trường hợp nhiễm từ vết thương có triệu chứng giống như từ thức ăn nhưng trong khoảng 7-14 ngày sau nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh lâu hơn vì cần đủ khoảng thời gian cho vi khuẩn tăng sinh và tiết ra đủ lượng số lượng độc tố.

    Nếu không may cho con uống phải lô sữa bị nhiễm khuẩn phải thu hồi bậc cha mẹ nên theo dõi con hết sức cẩn thận và chặt chẽ. Để yên tâm hoàn toàn, các mẹ có thể đưa con đi khám, chẩn đoán bệnh bằng cách thử máu tìm độc tố, bào tử và vi khuẩn trong phân, dịch ói, dịch dạ dày, mẫu thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc độc tố, loại trừ các nguyên nhân gây liệt khác.

    Thêm sữa nhiễm Clostridium Botulinum

    Cũng trong ngày 4/8, Cục ATTP tiếp tục có công văn cảnh báo về sản phẩm dinh dưỡng công thức Karicare có chứa Whey Protein bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum do Công ty Fonterra New Zealand sản xuất. Các sản phẩm này bao gồm: Karicare Formula số 1 (cho trẻ 0/6 tháng tuổi) với số lô 3169 và 3170, hạn sử dụng ngày 17/6/2016 và 18/6/2016; Karicare Gold+ Follow on Formula số 2 (cho trẻ 6/12 tháng tuổi) với số lô D3183, hạn sử dụng 31/12/2014. Các sản phẩm này chỉ được bán trên thị trường New Zealand và đã được Công ty Nutricia tự nguyện thu hồi.

    Tại Việt Nam, sản phẩm Karicare của Công ty Nutricia được công bố tại Cục ATTP lưu hành từ năm 2012. Tuy nhiên, theo rà soát của Cục ATTP, không có sản phẩm Karicare cho trẻ dưới 12 tháng tuổi được công bố tại cục. Dù vậy, Cục ATTP vẫn yêu cầu Công ty TNHH MTV dinh dưỡng Châu Úc (đơn vị nhập khẩu sản phẩm Karicare vào Việt Nam) khẩn trương thống kê việc nhập khẩu các sản phẩm Karicare và báo cáo về Cục ATTP trước ngày 6/8.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sua-nhiem-khuan-gay-liet-co-lam-the-nao-de-biet-be-an-phai-a106059.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.