+Aa-
    Zalo

    Sửa ngay 7 sai lầm khi sử dụng nước rửa bát kẻo rước bệnh vào người

    (ĐS&PL) - Nhiều sai lầm khi sử dụng nước rửa bát dưới đây tiềm ẩn nguy hiểm đối với sức khỏe của con người.

    Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa, không pha loãng với nước

    Nhiều người thường đổ trực tiếp nước rửa bát lên chén đĩa mà không biết việc này vừa gây lãng phí, vừa khiến hóa chất từ nước rửa bát sót lại trên bề mặt chén, đĩa, dụng cụ nấu nướng, gây hại cho sức khỏe.

    Khi được dùng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh. Đáng chú ý, nếu hàm lượng tồn dư nước rửa bát còn lưu lại quá nhiều thì có thể dẫn đến ung thư. Tốt nhất bạn nên pha loãng nước rửa bát cùng với nước rồi mới từ từ rửa từng chiếc bát, đĩa.

    Ngâm bát đĩa quá lâu trong dung dịch nước rửa bát

    Thời gian ngâm bát đĩa trong dung dịch nước rửa bát càng lâu thì nguy cơ các hóa chất ngấm vào bát đĩa càng cao. Với các loại đũa, thìa làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ, khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được, dẫn đến nguy cơ tích tụ những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể.

    7 sai lam khi su dung nuoc rua bat bo som keo ruoc benh vao nguoi

    Sử dụng quá nhiều nước rửa bát

    Không ít người có thói quen đổ một lượng lớn nước rửa bát với mục đích tạo nhiều bọt loại bỏ mọi vết bẩn bám trên xoong nồi, bát đĩa. Việc này quả thực có thể giúp bạn loại bỏ những vết dầu mỡ dễ dàng nhưng có nguy cơ sót lại hóa chất, rất khó để loại bỏ hết.

    Nếu lỡ dùng quá nhiều nước rửa bát, bạn cần tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch, tốt nhất là sử dụng nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa.

    Không chú ý vệ sinh giẻ rửa bát

    Nếu giẻ rửa bát không được thay thế trong một thời gian dài, số vi khuẩn trong đó sẽ sản sinh rất nhanh. Với một chiếc giẻ rửa bát bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại rất nhiều trong đĩa và bát khi rửa. Giẻ rửa bát nên được thay sau khoảng 1-2 tháng sử dụng.

    Tráng bát đĩa không kỹ

    Do quá bận rộn, không có thời gian nên nhiều người thường chỉ tráng bát đĩa qua loa, thấy không còn bọt nước rửa chén nữa là cất đi. Trên thực tế, không phải chén bát hết bọt là đã sạch hóa chất, bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua.

    Để làm sạch các hóa chất bám trên bát đĩa, bạn cần tráng thật kỹ, ít nhất là 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa bằng nước rửa bát.

    Mua nước rửa bát trôi nổi, không rõ nguồn gốc

    Các sản phẩm tây rửa nhìn chung đều chứa hóa chất độc hại nhưng những sản phẩm trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho con người do không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Thêm vào đó, vì được pha chế tùy tiện nên trong quá trình "cộng gộp" các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.

    Một số người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn nhưng một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp. Hậu quả là da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.

    Dùng nước rửa bát để làm sạch dụng cụ sứt mẻ

    Bạn không nên tẩy rửa bát đĩa, dụng cụ bị sứt mẻ bằng nước rửa bát vì trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại, rất khó để rửa sạch triệt để. Với những bề mặt như vậy, bạn nên sử dụng nước nóng để tẩy rửa, vừa đảm bảo sạch dầu mỡ, vừa không lo dính hóa chất.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sua-ngay-7-sai-lam-khi-su-dung-nuoc-rua-bat-keo-ruoc-benh-vao-nguoi-a550533.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan