+Aa-
    Zalo

    Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

    • Hoàng Thị BíchDSPL

    (ĐS&PL) - Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững

    Đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn

    Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, sáng 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

    Đề cập về sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Luật được Quốc hội thông qua năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

    Luật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại toàn cầu.

    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

    Qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã đưa hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và lượng; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch, phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

    Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết chỉ đạo thể chế hóa chủ trương đổi mới đối với lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

    Đồng thời, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

    Gỡ khó trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu

    Thay mặt cơ quan thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định: Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

     Về minh bạch hóa và hoạt động thông báo, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại: Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc bổ sung quy định tại Điều 8b về minh bạch hóa và hoạt động thông báo, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) còn chung chung, chưa cụ thể được trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, các hoạt động phải thực hiện và điều kiện để bảo đảm minh bạch hóa.

    Do vậy, Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn luật về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong minh bạch hóa, hoạt động phải thực hiện và điều kiện để bảo đảm minh bạch hóa.

    Quang cảnh phiên họp.

    Quang cảnh phiên họp.

    Về đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA.

    Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

    Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng tình với quy định thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế, nước ngoài là giải pháp tối ưu, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đối với một số lĩnh vực công nghệ mới nổi mà nguồn lực trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu thị thường, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, phù hợp thông lệ quốc tế.

    Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, đây là quy định mới, cần được quy định cụ thể để hướng dẫn bộ, ngành thực hiện việc thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/sua-luat-tieu-chuan-va-quy-chuan-ky-thuat-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-a457885.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan