Nhiều gói thầu luôn có sự đồng hành của hai "nhà thầu phụ" thuộc một "nhà thầu chính". Và kết quả chung là, 2 nhà thầu dễ dàng bị loại để “nhường” suất trúng thầu cho "nhà thầu chính". Đó là tình trạng bất cập hiện nay.
Từ năm 2017 đến nay, đơn vị này đã trúng 15 gói thầu. Đáng chú ý, phía mời thầu đều là các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 10 gói thầu do ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện mời thầu.
Điểm chung của các gói thầu này là tỉ lệ tiết kiệm siêu thấp và 2 nhà thầu quen mặt luôn bị loại vì những lý do na ná nhau để “nhường” suất trúng thầu cho phía một công ty trúng thầu.
Cụ thể, gói thầu số 05: Công trình “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất (bao gồm cả hạng mục chung) vị trí 01, 02”. Gói thầu có giá 41.702.504.000VNĐ.
Gói thầu này cũng có 3 nhà thầu dự thầu. Trong đó, hai công ty trượt thầu với lý do năng lực tài chính, kinh nghiệm…không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.Tại gói thầu số 02: Xây lắp (bao gồm cả chi phí hạng mục chung) công trình xây dựng. Đơn vị trúng thầu với giá 8.699.299.000VNĐ. Gói thầu có giá 8.710.549.000VNĐ tiết kiệm ở mức 10 triệu đồng.
Vẫn chung một kịch bản, ở gói thầu số 02: Xây lắp (bao gồm cả chi phí hạng mục chung) xây dựng đường giao thông do xã làm Chủ đầu tư, ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện được giao nhiệm vụ làm bên mời thầu. Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, không sơ tuyển, không qua mạng.
Gói thầu trên có giá 7.624.579.000VNĐ. Ngày 27/8/2018 tại văn bản 59/QĐ-UBND, UBND huyện phê duyệt công ty B. trúng thầu với giá 7.618.699.000VNĐ, tiết kiệm 6 triệu đồng.
Ở gói thầu này, 2 "công ty phụ" lại tiếp tục bị loại vì lí do không đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm.
Nhiều lần, 3 công ty tham gia đấu thầu, chỉ có 1 kịch bản là "công ty chính" trúng thầu và 2 công ty còn lại bị loại, dư luận cho rằng, có sự bất thường chứ không đơn thuần là trùng hợp ngẫu nhiên.
Luật sư Diệp Năng Bình phân tích, hành vi “thông thầu” có thể hiểu đơn giản là việc các bên dự thầu giàn xếp, thỏa thuận cùng hành động để một hoặc các bên trong số họ thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
“Khi đó chủ đầu tư sẽ không thể lựa chọn nhà thầu tốt nhất, hay chính chủ đầu tư đã “giàn xếp” kết quả thắng thầu để ăn chia với nhà thầu… Điều này sẽ gây thâm hụt ngân sách Nhà nước, ăn chặn tiền đầu tư dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác”, luật sư Bình chia sẻ.
Việc một công ty trúng nhiều gói thầu với tỉ lệ tiết kiệm thấp đang khiến dư luận băn khoăn về nguồn vốn đầu tư công có được đảm bảo. Trong khi đó, nhiều gói thầu mà Công ty này trúng lại có sự góp mặt của những doanh nghiệp “lót đường” thường xuyên trượt khi tham gia cùng. Phải chăng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay uẩn khúc gì?
Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin…
PV