+Aa-
    Zalo

    Sự thật đằng sau vụ nữ sinh liên tiếp lột áo, "làm nhục" bạn gái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ở độ tuổi mới lớn, dây cương cảm xúc của các bạn trẻ thường khó kiểm soát. Điều này rất nguy hiểm, nó chẳng khác nào việc “điều khiển xe mà không có thắng”.

    (ĐSPL) - Ở độ tuổi mới lớn, dây cương cảm xúc của các bạn trẻ thường không dễ kiểm soát. Điều này rất nguy hiểm, nó chẳng khác nào việc “điều khiển xe mà không có thắng”, việc không kìm nén được cảm xúc có thể gây ra những hậu quả rất khôn lường.

    Vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao với đoạn clip ghi lại hình ảnh nữ sinh bị một nhóm bạn nữ lột áo, hành hung vô cùng dã man. Mọi người lên án hành vi của các bạn trẻ và không hiểu vì sao ở độ tuổi mới lớn, các bạn lại có thể "ra tay" hung bạo như vậy. 

    Liên quan tới vấn đề này, PV báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ Tâm lý Đào Lê Hoà An, Ủy viên BCH TƯ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

    Chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An.

    Nói về nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, chuyên gia tâm lý Hòa An cho rằng có 4 yếu tố chính gây ra:

    Thứ nhất, trong giai đoạn độ tuổi mới lớn của các bạn xuất hiện trong clip, nhu cầu tự khẳng định bản thân rất cao. Khi ấy cái tôi cá nhân của các bạn trẻ được thể hiện rất rõ nét, nhu cầu cần được tôn trọng, được thể hiện cái tôi dần bộc lộ. Đôi khi chỉ vì những mâu thuẫn vụn vặt mà động chạm tới những nhu cầu đó thì rất có thể các bạn sẽ “xù lông nhím”, từ đó dẫn đến những hành vi bạo lực.

    Thứ hai, ở độ tuổi học cấp 2, cấp 3, các bạn trẻ thường chơi theo nhóm, chơi theo hội. Đôi khi, từ những chuyện nhỏ nhặt, những người trong nhóm có một vài người xấu họ xúi giục, đả kích và gây nên hành vi bạo lực.

    Việc không thể kìm nén được dây cương cảm xúc có thể sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

    Nguyên nhân thứ 3 có thể là cách sống của các bạn, cách giáo dục từ phía gia đình có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách của các bạn trẻ.

    Yếu tố thứ 4, ở độ tuổi mới lớn, dây cương cảm xúc của các bạn trẻ thường không dễ kiểm soát. Điều này rất nguy hiểm, nó chẳng khác nào việc “điều khiển xe mà không có thắng”, việc không kìm nén được cảm xúc có thể gây ra những hậu quả rất khôn lường.

    Thạc sỹ Hòa An gửi lời khuyện tới các bạn trẻ: “Các bạn trẻ hãy nhớ “phải trao yêu thương để nhận lấy yêu thương”, Đừng nên chỉ trích người khác, đừng gây thù chuốc oán… Bởi trong nhiều trường hợp, nạn nhân có thể đã gây ra sự sỉ nhục lớn đối với đối tượng mới để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Trong cách ứng xử bạn bè, chúng ta cần “nhẫn một chút thì sóng yên bể lặng”, “lùi một bước thì biển rộng trời cao”.

    Các nạn nhân bạo lực học đường thường không dám lên tiếng. Nạn nhân T. vì quá xấu hổ đã phải bỏ học. 

    Chuyên gia tâm lý Hòa An cho biết: “Thông thường, những nạn nhân trong bạo lực học đường rất ngại lên tiếng, họ xấu hổ và nhục nhã vì sự việc xảy ra với mình. Ngược lại, những kẻ đã bắt nạt mình thì khi họ đánh được 1 lần, họ sẽ tiếp tục bắt nạt nữa. Trong nhiều clip, chúng ta có thể nhận thấy nạn nhân hoàn toàn đủ khả năng chạy trốn nhóm người hành hung, tuy nhiên vì sự xấu hổ nên họ cam chịu”.

    Đề xuất những giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, chuyên gia Hòa an cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần có phòng tham vấn tâm lý học đường, chúng ta cần có những chuyên viên chuyên trách về mảng tư vấn tâm lý để phát hiện nhanh chóng và giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn của các bạn học sinh.

    Điều thứ hai, chúng ta cần tăng cường những kiến thức và những tiết học ngoài giờ lên lớp về kỹ năng sống. Chúng ta cần giáo dục cho các bạn trẻ hiểu nhiều hơn về kỹ năng làm việc nhóm, về môi trường học đường, về sự thấu hiểu và đồng cảm…

    Đoàn trường nên lập một đội phản ứng nhanh để giải quyết những mâu thuẫn của các bạn trẻ.

    Về mặt phụ huynh, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới con em mình trong giai đoạn mới lớn. Chúng ta cần định hướng cho con em những vấn đề đúng đắn, về cách đối nhân xử thế.

    Đối với các nạn nhân bạo lực học đường, các bạn cần vượt qua sự mặc cảm về những gì mình đã phải trải qua (có thể thông qua nhà trường và gia đình), lên tiếng tố cáo những kẻ đã hành hạ mình, đó là cách để tự bảo vệ bản thân tốt nhất.

    Nữ sinh xuất hiện trong clip tên N.L.T (sinh năm 2001), sự việc đã diễn ra cách đây hơn 1 năm trước.

    Những ngày qua, nạn nhân mất ăn, mất ngủ, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi clip về mình bị phát tán trên mạng xã hội.

    T. chia sẻ với PV trong sự thận trọng, em cho hay do mình bị 1 trong nhóm 4 đối tượng hiểu nhầm chuyện tình cảm nên đã tôt chức đánh hội đồng trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.

    Thời điểm xảy ra sự việc, 1 đối tượng nữ đã dùng điện thoại ghi lại giây phút em T. bị đánh hội đồng. Đối tượng này cũng đã đăng tải clip lên mạng xã hội nhưng sau đó đã gỡ.

    Sau khi xảy ra sự việc, do xấu hổ với bạn bè, T. đã phải xin gia đình cho nghỉ học để tránh bị điều tiếng. Hiện T. đang làm thêm tại một công ty điện tử.

    T. buồn bã cho biết: “Những ngày qua em rất chấn động với sự việc, chuyện này đã qua lâu rồi em không muốn khơi lại. Tất cả mọi chuyện thế nào em để công an xử lý, những kẻ gây tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

                                                                                                                            Xuân Tùng  

    Xem thêm video Tin tức: 

    [mecloud]zz5B6slJwZ[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-dang-sau-vu-nu-sinh-lien-tiep-lot-ao-lam-nhuc-ban-gai-a115894.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.