+Aa-
    Zalo

    Sự khác nhau trong lễ cúng cô hồn của các nước trên thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đến tháng 7 âm lịch, Việt Nam cũng như nhiều đất nước khác trên thế giới có truyền thống cúng cô hồn. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có một tập tục cúng khác nhau.

    (ĐSPL) - Đến tháng 7 âm lịch, Việt Nam cũng như nhiều đất nước khác trên thế giới có truyền thống cúng cô hồn. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có một tập tục cúng khác nhau.

    1. Việt Nam

    Hàng năm, đến tháng 7 âm lich, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Thời gian cúng tùy thuộc vào từng gia đình, vùng miền chứ không ấn định ngày cụ thể.

    Người dân Việt Nam cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

    Tại Việt Nam, lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào buổi chiều tối. Đồ cúng cô hồn luôn phải có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn... Đặc biệt, cháo loãng (cháo hoa) không thể thiếu trong trong mâm cúng cô hồn.

    Buổi cúng cô hồn kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nhiều địa phương, sau khi cúng xong, người dân thường cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn.

    Hình ảnh "giật cô hồn" trong tháng cô hồn ở Việt Nam. Ảnh: Yan.vn.

    2. Đài Loan

    Cũng như Việt Nam và một số quốc gia Á đông khác, Đài Loan cũng khá coi trọng tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn với những lễ tiết cúng bái cẩn thận.

    Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.

    Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.

    Lễ hội rước ma của Đài Loan.

    Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

    3. Hồng Kông

    Khoảng 1, 2 triệu người dân Hồng Kông có nguồn gốc từ Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) chính vì thế mà lễ cúng cô hồn của Hồng Kông được tổ chức theo phong tục của ngời Trung Quốc.

    Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

    Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.

    Người dân Hồng Kông đốt tiền vàng.

    4. Malaysia

    Tương tự như lễ cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt, đây là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc. Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn trở lại với dương gian. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đết giấy cúng ngoài đường.

    Hình ảnh đốt hình nộm trong tháng cô hồn ở Malaysia.

    5. Nhật bản

    Nhật Bản cũng có một lễ hội Obon được diễn ra vào tháng 8 dương lịch (tháng 7 âm lịch).

    Obon có nghĩa là “treo ngược lên” ý chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.

     Lễ hội Obon của người Nhật.

     Lễ hội Obon mang ý nghĩa sâu sắc.

    Ngọn lửa cháy với hình chữ Đại (Daimonji).

    Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Bon.

    Nguồn gốc: Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục giờ trở thành một lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê hương thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Ý nghĩa của Lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế".

    MỸ AN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]yvPsXEQC1q[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-khac-nhau-trong-le-cung-co-hon-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi-a106430.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.