+Aa-
    Zalo

    Sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất của thế giới hiện đại. Số người mắc phải căn bệnh này ngày càng một nhiều và không có xu hướng dừng lại.

    Ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất của thế giới hiện đại. Số người mắc phải căn bệnh này ngày càng một nhiều và không có xu hướng dừng lại. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh. Trong đó có 2 phương pháp thông thường được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư chính là hóa trị và xạ trị. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.

    1. Sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị dựa vào khái niệm

    Hóa trị là phương pháp sử dụng một hay nhiều hóa chất truyền vào cơ thể cho bệnh nhân ung thư. Con đường đưa thuốc vào trong cơ thể chủ yếu là đường tĩnh mạch. Tức thuốc được truyền vào mạch máu, sau đó sẽ đi theo máu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại hóa chất bằng đường uống với các loại hóa chất ở dạng viên nang và chất lỏng. Hay cũng có thể sử dụng tại chỗ khi hóa chất ở dạng kem bôi trên da.

    Còn đối với xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao chiếu vào cơ quan bị ung thư. Các tia năng lượng đó có thể là tia X, tia gamma, tia proton,... Một câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân hay thắc mắc đó chính là  xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh khôngcũng là một trong những mối quan tâm của người nhà bệnh nhân ung thư khi chăm sóc người bệnh đang trong giai đoạn xạ trị.

    Cả 2 phương pháp hóa trị và xạ trị đều có chung một mục đích là tiêu diệt các tế bào ung thư., từ đó khiến cho khối u nhỏ đi. Nhưng sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị đầu tiên chính là ở cách thức thực hiện.

    2. Sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị dựa vào cơ chế và vị trí tác động

    Hóa trị là biện pháp truyền hóa chất vào trong cơ thể để diệt ung thư. Mà tế bào ung thư là những loại tế bào sinh trưởng và phát triển nhanh. Vì vậy các nhà khoa học đã lợi dụng cơ chế này để tạo ra các loại hóa chất chỉ có tác dụng trên những tế bào sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên do nó truyền đến khắp cơ thể nên cũng có một số tế bào lành tính khác cũng bị ảnh hưởng như: tế bào nang lông, tóc (rụng tóc, rụng lông)....

    Còn xạ trị chỉ là sử dụng các tia chiếu xạ chiếu vào cơ quan bị bệnh. Vì vậy mà nó chỉ ảnh hưởng đến những vùng xung quanh đó và không gây tổn thương cho nhiều cơ quan hay tế bào khỏe mạnh khác.

    3. Sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị dựa vào mục tiêu điều trị bệnh

    Tất các loại ung thư đều có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp hóa trị, nhất là với các bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư bắt đầu đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Hóa trị cũng có thể là phương pháp kế tiếp ngay sau khi bệnh nhân đã điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị trước đó để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể được sử dụng trước phẫu thuật để làm giảm kích thước của khối u, từ đó giúp các bác sĩ thuận lợi hơn trong việc phẫu thuật.

    Nhưng đối với xạ trị bệnh nhân chỉ áp dụng được khi khối u vẫn chỉ ở tại một vị trí. Tức nó chỉ ở trong cơ quan bị bệnh và chưa bị di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với trước hoặc sau phẫu thuật, hay với hóa trị để nâng cao được hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

    Ngoài ra đối với những loại bệnh ung thư không có khối u như ung thư máu thì không thể áp dụng xạ trị hay phẫu thuật để điều trị được. Khi đó bệnh chủ yếu được điều trị bằng phương pháp hóa trị.

    4. Sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị dựa vào tác dụng phụ

    Với cả 2 biện pháp điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị đều khiến bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều các tác dụng phụ chung như:

    - Buồn nôn, nôn: Đây là tình trạng mà đa số bệnh nhân nào khi thực hiện đều bị. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên nhân do bị bệnh đã ăn uống đã gặp khó khăn rồi mà cứ ăn vào là nôn thì cảm giác thèm ăn hay muốn ăn sẽ mất dần đi. Từ đó khiến bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng và không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị

    - Thiếu máu: Trong quá trình điều trị hóa chất hay tia xạ sẽ làm ảnh hưởng đến tủy xương. Đây là nơi sản xuất ra các tế bào máu: bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu. Vì vậy khi xương bị tổn thương chức năng sản xuất máu cũng bị ảnh hưởng. Từ đó bệnh nhân sẽ ở trong tình trạng xanh xao, mệt mỏi, mất ngủ,... Đặc biệt nguy hiểm hơn là không đủ chỉ số máu để điều trị các đợt tiếp theo.

    - Suy giảm hệ miễn dịch. Bạch cầu là một trong những tế bào miễn dịch giúp chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Từ đó khiến bệnh nhân rất dễ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bị tử vong cao.

    Ngoài ra cả 2 bệnh đều khiến bệnh nhân bị rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,... Tuy nhiên do xạ trị là biện pháp điều trị ung thư bằng việc chiếu các tia năng lượng cao vào cùng một vị trí, khu vực. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khu vực đó và gây ảnh hưởng rất nặng. Ví dụ như: Nếu bệnh nhân chiếu xạ vào vùng bụng thì có thể gây thủng dạ dày. Nếu chiếu vào phần cổ bệnh nhân có thể bị thay đổi giọng nói, khàn tiếng. Ngoài ra còn một số các tác dụng khác như: mẩn đỏ, nứt nẻ da, da dễ bị viêm nhiễm, lở loét và nặng hơn có thể gây hoại tử vị trí đó.

    Trước khi tham gia tiếp nhận điều trị bạn cần nắm rõ được sự khác nhau giữa hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, để biết được hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn cũng như cách để giảm thiểu tác dụng của nó, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY. Hãy lựa chọn cho mình một giải pháp hữu hiệu nhất để giúp chính bản thân có thể vượt qua và hoàn thành tốt phác đồ điều trị ung thư nhé.

    Phạm Thế Hưng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-khac-nhau-giua-hoa-tri-va-xa-tri-trong-dieu-tri-ung-thu-a253239.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan