(ĐSPL) - Ở Vĩnh Phúc có một làng nổi tiếng vì nuôi rắn, trong làng này có rất nhiều tỷ phú. Nhờ "sống chung" với rắn hổ mang mà nhiều người dân thành đại gia, tỷ phú với thu nhập bình quân còn cao hơn lương hàng tháng của bầu Đức- đại gia giàu thứ 2 của VN.
Làng rắn Vĩnh Sơn nằm ở gần trung tâm thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây nổi tiếng khắp gần xa bởi nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ con rắn.
Ngày trước, đây là vùng đất rậm rạp, phát triển nông nghiệp là chính nên nhiều loài rắn trú ngụ. Các thanh niên trong làng thường tìm bắt rắn để bán cho các nhà giàu ngâm rượu và làm thuốc. Nói như chủ tịch xã Vĩnh Sơn, mỗi người làng Vĩnh Sơn đều là những “du kích” bắt rắn.
Đến nay, khi kinh tế thị trường mở cửa, con rắn mà chủ yếu là các loại hổ mang đã trở thành con vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần những loài vật nuôi khác. Nghề nuôi rắn tại Vĩnh Sơn được truyền từ đời này sang đời khác và đã trở nên “nức tiếng gần xa” với các loại đặc sản nổi tiếng như rượu rắn Vĩnh Sơn, cao rắn Vĩnh Sơn,…
Nghề nuôi rắn tại Vĩnh Sơn được truyền từ đời này sang đời khác và đã trở nên “nức tiếng gần xa” với các loại đặc sản nổi tiếng như rượu rắn Vĩnh Sơn, cao rắn Vĩnh Sơn,… |
Hiện nay, ngoài làm nông nghiệp, người dân Vĩnh Sơn chăn nuôi, kinh doanh rắn là chủ yếu. Có hộ gia đình phát triển thành trang trại rắn.
Ông Nguyễn Văn Quyết, Chủ tịch xã Vĩnh Sơn chia sẻ, trước đây xã Vĩnh Sơn đã có trang trại rắn tập trung khoảng 2,7ha,. Từ sau năm 1992, nghề chăn nuôi rắn được chuyển toàn bộ cơ ngơi trại rắn về các hộ gia đình.
“Hiện nay Vĩnh Sơn có khoảng 1.300 hộ với khoảng 5.700 nhân khẩu, thì có tới 850 hộ dân nuôi rắn. Có thể nói, con rắn đã đem lại diện mạo mới cho xã Vĩnh Sơn, bởi nó dường như đã thay thế cho những con vật nuôi thuần nông khác ở làng nghề này, đem lại lợi nhuận cao hơn con trâu, con bò, con gà. Xây dựng ít tốn kém hơn, sử dụng lao động ít hơn, ô nhiễm môi trường ít hơn,…
Hàng ngày phải sống chung, tiếp xúc với những con rắn độc quả là một công việc nguy hiểm và có không ít người dân nuôi rắn phải trả giá bằng chính tính mạng của mình. |
Hàng ngày phải sống chung, tiếp xúc với những con rắn độc quả là một công việc nguy hiểm và có không ít người dân nuôi rắn phải trả giá bằng chính tính mạng của mình. Hầu hết những người nuôi rắn đều không tránh khỏi những tai nạn như bị rắn độc cắn hay phun nọc độc vào mắt. Trạm phó trạm y tế xã Vĩnh Sơn hóm hỉnh: “Làng này là làng sẹo. Tôi đố cậu tìm thấy ai nuôi rắn mà bàn tay không bị sứt sẹo. Ngay đến tôi, năm ngoái còn suýt mất ngón út do bị con phì mổ khi đang cho nó uống thuốc”. Câu nói ông buộc chúng tôi phải quan sát lại và nhận thấy một điều: Có lẽ đây là làng có nhiều người mất ngón tay nhất trong cả nước.
Khi được hỏi về số liệu thống kê về số vụ tai nạn do rắn cắn gây ra ở Vĩnh Sơn, trạm phó Phùng Văn Hiệp nói: “Làm sao mà thống kê được bởi các vụ rắn cắn rất nhiều. Người dân cũng ít đến trạm xá mà chủ yếu dùng thuốc nam và đi xuống Bạch Mai. Ở đây chúng tôi không đủ cơ sở vật chất để chữa rắn cắn”. Ông còn cho biết thêm: “Do đã có kinh nghiệm lâu năm cộng với sự hướng dẫn của trạm y tế nên hầu như bà con đã biết tự sơ cứu khi bị rắn cắn hay phun nọc vào mắt. Sau khi sơ cứu, nếu bị nặng phải đưa ngay xuống Bạch Mai chữa trị kip thời. Hiện nay, chỉ có bệnh viện Bạch Mai là chuyên chữa trị bệnh nhân bị rắn cắn”.
Tai nạn do rắn cắn có muôn hình vạn trạng, có người do sơ ý, có người do không đeo găng tay bảo hộ và kính khi bắt rắn. Đặc biệt, nguy hiểm nhất là cho rắn bệnh ăn và uống thuốc. Khi bị bệnh, rắn rất dữ tính và có thể tấn công người nuôi bất cứ lúc nào. Hơn nữa, con rắn bệnh người rất mềm và trơn, khi cho uống thuốc lại phải tiếp xúc gần và không thể dùng thòng lọng như rắn khoẻ nên rất nguy hiểm với người nuôi.
Từ ngày làng Vĩnh Sơn làm nghề nuôi rắn, dễ phải chết đến mươi người rồi. Còn lại rắn cắn cụt tay, đứt chân là chuyện thường, hầu như ai cũng bị...”, một thợ nuôi rắn cho biết.
Hàng ngày phải sống chung, tiếp xúc với những con rắn độc quả là một công việc nguy hiểm và có không ít người dân nuôi rắn phải trả giá bằng chính tính mạng của mình. |
Cái nghề sống chung với “tử thần” nguy hiểm là thế song đã mang lại cho người dân nơi đây một cuộc sống sung túc, giàu sang.
Khi chúng tôi hỏi thăm về tỷ phú rắn thì được nhiều người dân cho hay: Tỷ phú ở đây thì nhiều nhưng làm ăn năng động nhất phải kể đến anh Vũ Mạnh Hùng (thôn 4, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) - người nuôi rắn nhiều nhất làng, được phong “chức hàm” nghệ nhân, dân trong làng còn gọi ông bằng cái tên thân thiết “vua rắn”.
Vợ ông Hùng, bà Mai kể, tốt nghiệp trường Trung cấp Mỏ - Địa chất, ông Hùng về làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phú, song lương thấp, năm 1993, ông xin nghỉ về nhà nuôi rắn.
“Thời gian đầu, với số vốn ít ỏi trong tay, hai vợ chồng tôi mua một con rắn về nuôi gây giống bán được 500.000 đồng.
Năm sau đó mua thêm 8 con rắn với giá 800.000 đồng về gây giống, cuối năm bán được 20.000.000 đồng.
Sang năm sau, tôi lấy toàn số tiền bán được mua thêm giống, cứ nhân dần lên, lãi năm sau cao hơn năm trước, gấp đôi, gấp ba lần”- bà Mai cho biết.
Năm 2006, ông Hùng quyết định thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại rắn Vĩnh Sơn chuyên thu mua, chế biến nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường, mở rộng mô hình chăn nuôi.
Ông Vũ Mạnh Hùng thu nhập gần 10 tỷ mỗi năm nhờ nuôi rắn. |
Trong ngôi nhà bốn tầng khang trang, bề thế nằm giữa trung tâm xã Vĩnh Sơn, ông Hùng vừa dùng để ở, vừa làm “sàn giao dịch” rắn.
Những bình rượu rắn to nhỏ, từ 5 lít đến 10 lít, 20 lít được bày trí gọn gàng trên kệ. Xen lẫn rượu rắn là bình rượu tắc kè, cao rắn hổ mang...
Ông Hùng nhẩm tính, chỉ riêng chiếc kệ để trưng bày sản phẩm với khoảng 50 bình lớn, nhỏ khác nhau của cửa hàng nhà ông cũng có giá trị lên đến 300.000.000 – 400.000.000 triệu đồng.
Ngoài ra, với 3 trang trại, mỗi trại chứa khoảng 3.000 - 4.000 rắn, vừa rắn giống, vừa rắn thực phẩm, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập về gần 10 tỷ đồng.
Cứ trung bình 5-6kg thức ăn thì được 1kg rắn. Thức ăn là cổ gà có giá từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, trừ cả chi phí thuốc thang, công thuê người chăm sóc thì mỗi một cân rắn 700.000 đồng thì lợi nhuận thu về 300.000 - 400.000 đồng/kg, ông tính.
Tức là doanh thu 10 tỷ đồng nhưng gia đình ông thu về lợi nhuận vào khoảng 50\%.
“Nhờ nghề nuôi rắn mà cuộc sống gia đình cũng khá hơn rất nhiều, không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều hộ dân ở đây cũng thế. Cứ để ý đến nhà nào to nhất thì tức là nhà đó nuôi nhiều rắn.
Trước đây nuôi ít, tôi toàn tự tay cho rắn ăn, bị cắn suốt nhưng giờ mình có tiền, có điều kiện thuê người về chăm sóc cho an toàn.
Hiện nay, nhà tôi đang thuê 3 nhân viên, lương mỗi người gần 4.000.000 đồng/tháng.
Ngoài 2 trang trại ở làng, gia đình tôi cùng một người anh ở trong Tiền Giang mở một trang trại trong đó nuôi gần 4.000 con”, bà Mai phấn khởi nói.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Video: Tác hại không ngờ từ việc sử dụng điều hòa nhiệt độ sai cách[mecloud]SRjIR6KjoV[/mecloud]