+Aa-
    Zalo

    Số phận những bộ phận “bất tử” của con người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hàng triệu bộ phận giả của con người sẽ ra sao khi chủ nhân của chúng qua đời hay không còn cần đến chúng nữa?

    (ĐSPL) – Hàng triệu bộ phận giả của con người sẽ ra sao khi chủ nhân của chúng qua đời hay không còn cần đến chúng nữa?

    Theo tin tức trên BBC News, dưới sự giám sát của các cai ngục, một số tù nhân trong trang phục tù màu xanh tại trại giam ở quận Davidson (Mỹ) bận rộn với công việc tháo rời ốc vít, các điểm nối và các bộ phận khác của đống chân giả.

    Phân xưởng ở trại giam này là nơi hợp tác với Standing With Hope, một tổ chức từ thiện đóng tại Nashville, Tennessee (Mỹ), với mục đích tái sử dụng các bộ phận giả trên cơ thể để gửi đến các nước đang phát triển. Những chân giả được tháo rời sẽ được gửi đến Ghana, nơi các bác sỹ địa phương sẽ sử dụng chúng cho các bệnh nhân.

    Các bộ phận giả trên cơ thể sẽ được tái sử dụng.

    Những chiếc chân giả này sẽ được tái sử dụng. Tuy nhiên, những bộ phận cơ thể giả khác thường có số phận khác. Câu hỏi được đặt ra là người ta sẽ làm gì những bộ phận cơ thể giả đó sau khi chủ nhân của chúng qua đời hay không cần đến nữa?

    Công nghệ y học tiên tiến ngày nay đồng nghĩa với việc con người ngày càng có nhiều lựa chọn giữa các bộ phận cơ thể giả, từ tay, chân, khớp hông, vai, khớp gối, khủy tay, răng giả cho tới chất độn ngực.

    Cần phải xử lý những bộ phận này ra sao khi chúng không còn cần thiết?

    Những chất chậm tiêu hủy như chất độn ngực và các khớp giả thường không được tháo rời sau khi chủ nhân đã qua đời, chủ yếu là vì không có lý do để làm như vậy và vì chúng gây hại đến môi trường.

    Do vậy, trong những thế kỷ sau này, các nhà khảo cổ học nhiều khả năng sẽ phát hiện các túi silicone, răng giả và xương bằng kim loại dưới các nấm mộ. Đối với các trường hợp hỏa táng, silicone có thể sẽ bị thiêu thành tro, nhưng những bộ phận giả bằng kim loại thì thường được tháo rời vào xử lý riêng.

    Máy tạo nhịp tim thường được tháo rời trước khi hỏa táng do pin có thể bị nổ trong trường hợp bị làm nóng.

    Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã bắt đầu tái sử dụng những bộ phận như vậy.

    Chẳng hạn như, công ty Orthometals của Hà Lan đã thu thập 250 tấn kim loại mỗi năm từ hàng trăm ca hỏa táng ở châu Âu.

    Tại cơ sở của công ty này ở Steenbergen, các kim loại này được phân loại và được nung chảy, trước khi bán cho các nhà máy công nghiệp sản xuất xe hoặc máy bay. Công ty Implant Recycling của Mỹ cũng bán những kim loại nung chảy này cho ngành công nghiệp dược phẩm. Sau khi chết, một bộ phận nào đó trên cơ thể của bạn sẽ trở thành một phần của máy bay, một cánh quạt từ máy phát điện gió hay thậm chí là một bộ phận trên cơ thể người khác.

    Ngoài ra, máy tạo nhịp tim thì thường được tháo rời trước khi hỏa táng do pin có thể bị nổ trong trường hợp bị làm nóng. Các dây thần kinh tủy nhân tạo cũng được xử lý tương tự do chúng chạy bằng điện.

    Một khi được tháo rời, các thiết bị điện tử này thường bị tiêu hủy. Luật pháp tại Mỹ cũng như các nước châu Âu không cho phép tái sử dụng chúng. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển lại là một câu chuyện khác. Với giá từ 4.000 - 20.000 USD, một thiết bị đã qua sử dụng là cách duy nhất hàng triệu người có thể tiếp cận được với những thiết bị có thể cứu sống họ.

    Một chương trình có tên gọi My Heart Your Heart tại Mỹ đã sử dụng các máy cũ và nhận thấy không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc trục trặc trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, họ cũng đang đề nghị nhận được sự phê chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để chuyển những thiết bị tim tái chế sang các nước khác.

    Cũng giống như những người hiến nội tạng, những người với các bộ phận cơ thể giả cũng có thể chọn hiến các bộ phận này cho người khác trước khi qua đời, dù đó là một người đàn ông bị bệnh tim ở Ấn Độ, một người phụ nữ phải giải phẫu khớp hông ở Mỹ hay một đứa trẻ bị cụt chân ở Ghana.

    Bên cạnh đó, không chỉ người cho và người nhận được hưởng lợi từ quy trình này.

    "Tôi được làm một điều gì đó có ích bằng chính đôi tay của mình. Trước giờ, tôi chưa làm được điều gì có ích”, một trong các tù nhân tại phân xưởng ở nhà tù tại Hạt David son nói với Peter, một thành viên của chương trình My Heart Your Heart.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-phan-nhung-bo-phan-bat-tu-cua-con-nguoi-a76470.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan