+Aa-
    Zalo

    Sinh con gái được hỗ trợ tiền: "Nhiều nhà có con trai vẫn khổ"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều gia đình chỉ sinh toàn con gái, nhưng khi về già, họ lại được chăm sóc tốt hơn những gia đình khác có con trai phụng dưỡng.

    (ĐSPL)  - Nhiều gia đình chỉ sinh toàn con gái, nhưng khi về già, họ lại được chăm sóc tốt hơn những gia đình khác có con trai phụng dưỡng.

    Theo Dự thảo Luật dân số mà Bộ Y tế đưa ra để trưng cầu ý kiến, để cân bằng giới tính khi sinh, nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. 

    Nhận định về chính sách này, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam cho rằng, chính sách này là không hợp lý, bởi xu hướng đã thay đổi, nhất là khi những chính sách, dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Người phụ nữ đã tự chủ được về kinh tế nên việc ai chăm sóc bố mẹ không còn là vấn đề lớn.

    Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam

    "Từ thực tế gia đình và quan sát xung quanh xã hội thì việc đưa ra chính sách này là không cần thiết." - Bà Thúy nói.

    Theo người phụ nữ nhiều năm công tác trong lĩnh vực này cho biết, nhiều gia đình chỉ sinh con gái nhưng khi về già lại được chăm sóc tốt hơn khi được con trai chăm sóc, nên không cần thiết đặt ra chính sách trên. Chính sách này không phù hợp với xã hội Việt Nam. Trong khi đó, bình đẳng giới không hẳn chỉ là chuyện sinh con một bề mà còn liên quan đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

    "Nếu mình cho sinh con thoải mái thì sẽ cân bằng giới tính. Khi chúng ta đã sinh đẻ có kế hoạch thì đó không phải là sinh một cách bình thường nữa, thì sự mất cân bằng giới tính là điều khó tránh khỏi." - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ nhấn mạnh.

    Việc hỗ trợ cho những gia đình sinh một bề là con gái liệu có đào sâu thêm việc mát bình đẳng nam - nữ.

    Bà Thúy lấy ví dụ, có những người sinh 5-6 con gái mới sinh một người con trai. Hoặc sinh 4-5 con trai mới sinh một người con gái. Ngày xưa các gia đình cũng sinh đẻ không giới hạn.

    Bà cũng cho rằng, chưa có một khảo sát thực tế nào ở các cơ sở ý tế để thấy được rằng, có bao nhiêu bà mẹ đã bỏ đi thai nhi khi mà biết đó là con gái. Theo đó, phải xác định đây đủ nguyên nhân căn bản thì mới giải quyết được chuyện mất cân bằng giới tính.

    "Nhiều khi chúng ta chỉ phỏng đoán mà không có những khảo sát thực tế." - Bà Thúy nhận định.

    GS.TS Ngô Đức Thịnh -  Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam

    GS.TS Ngô Đức Thịnh -  Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cũng không đồng tình với chủ trương này.

    Theo nhà văn hóa, có những gia đình chỉ có con gái nhưng lại thành đạt có thể phụng dưỡng cha mẹ rất tốt, chỉ có điều là gia đình không có trai có gái, có nếp có tẻ. Còn nếu nói về hỗ trợ, không phải gia đình chỉ sinh con một bề là con gái cũng cần hỗ trợ.

    "Tronng cuộc sống tôi thấy nhiều gia đình chỉ có một con gái nhưng họ rất khá giả, con cái họ cũng rất có hiếu, họ cũng không cần đến sự hỗ trợ đó", GS Thịnh cho  biết.

    Nhà văn hóa cho rằng, cách hỗ trợ đó không khuyến khích người ta sinh con gái nhiều hơn. Việc sinh con trai hay gái không quyết định vào việc được hỗ trợ hay sự giàu nghèo.

    Ông Thịnh còn cho rằng, quan niệm sinh con trai để có người nối dõi đã thay đổi. Ngày nay, nhiều người con gái đã lập bàn thờ để hương khói cha mẹ.

    Cũng theo GS Thịnh, hỗ trợ những gia đình không có người chăm sóc hay khó khăn là việc cần thiết. Nhưng điều này không nhất thiết phải phân biệt là gia đình có con trai hay con gái. Chuyên gia đình sinh con một bề và việc hỗ trợ kinh tế không có mối quan hệ với nhau.

    "Sinh con trai hay con gái đều có những thuận lợi, khó khăn như nhau." - Nhà văn hóa kết luận.

    HOA TRẦN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sinh-con-gai-duoc-ho-tro-tien-nhieu-nha-co-con-trai-van-kho-a112740.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.