+Aa-
Zalo

Siêu thị lấn sân, tiểu thương bỏ sạp vì chợ hết khách

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện nay, các chợ đang mất dần khi hàng loạt những cửa hàng tiện ích, siêu thị mọc lên ngày một nhiều, còn người nghèo thì khó có nơi mua hàng.

(ĐSPL) - Hiện nay, các chợ đang mất dần khi hàng loạt những cửa hàng tiện ích, siêu thị mọc lên ngày một nhiều, còn người nghèo thì khó có nơi mua hàng.

Siêu thị “lấn đất” chợ 

Hiện nay, các siêu thị mọc lên ồ ạt đang khiến số lượng chợ trên địa bàn TP. HCM bị giảm đi rất nhiều. Theo quy hoạch định hướng phát triển chợ, trung tâm thương mại và siêu thị của TP. HCM giai đoạn 2009-2015 của Sở Công thương TP. HCM, tính đến năm 2014 trên địa bàn TP. HCM có 82 siêu thị và dự kiến là sẽ đẩy mạnh lên tới 177 vào năm 2015.

Trong khi đó, số lượng chợ truyền thống từ 300 chợ nay giảm còn 238 (2014) và dự kiến còn 200 chợ vào năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do chợ truyền thống không đủ khả năng cạnh tranh về sự đa dạng mặt hàng, chất lượng hay yếu tố tiện dụng so với các siêu thị.

Không còn chỗ đứng cho chợ truyền thống

Nhiều tiểu thương phải bỏ sạp, bỏ chợ vì hết khách.


Khu vực chợ An Đông (phường 9, Q.5) xưa kia vào khoảng những năm 1980-2000 làm ăn khá thịnh vượng, buôn may bán đắt. Đây là trung tâm mua sắm với đầy đủ mọi mặt hàng như vải vóc, quần áo cho tới các loại thực phẩm khô…

“Thời điểm đó, người ta chen đi kiếm sạp, kiếm chỗ bán, mọi người đến mua hàng thì nườm nượp”, bà Lâm Huệ Nhi, một chủ sạp lâu năm cho hay. Cũng theo bà, một thời gian sau khi Trung tâm Thương mại An Đông Plaza thành lập, thì lượt khách vào chợ giảm dần đi trông thấy.

Từ năm 2004 tới nay, những sạp hàng bán cùng bà Nhi mười mấy năm lần lượt treo sạp, sang sạp. Tính chí ít, thì cái góc nhỏ của các gian hàng đồ khô cũng đã 10 người nghỉ bán, đó là chưa kể đến những sạp đổi thành “nhà kho”. “Giờ sang sạp chỉ đề làm kho chứa đồ, chứ còn ai thuê mà bán hàng nữa”, ông chủ Lâm nói.

Các mặt hàng như quần áo, đồ gia dụng đa phần là bỏ mối, hoặc bán chợ trời, người mua thì cả ngày có khi không một ai. Các tiểu thương ở đây than phiền rằng có khi ngồi từ sáng tới chiều không có một người khách, hơi may một chút thì kiếm được 50-100.000 đồng. Họ cũng phải cố chịu, vì muốn đi thì cần vốn, mà giờ làm ăn thất bát thế này thì lấy đâu ra, nên cứ phải bám chỗ này được chút nào hay chút ấy.

Tiếp tục tìm hiểu tại  khu vực chợ Bình Dân (số 9, Quang Trung, phường 11, Q. Gò Vấp). Trước kia, nơi đây là chợ và siêu thị cùng hoạt động. Nhưng do không thể duy trì hoạt động vì thiếu kinh phí, ban quản lý đã quyết định bỏ chợ và sát nhập chung thành siêu thị Bình Dân. Siêu thị đang ngày càng được ưa chuộng, còn chợ chỉ để mua mấy thứ lặt vặt, nhanh gọn cho đỡ mất thời gian.

Không còn chỗ đứng cho chợ truyền thống

Không còn không gian họp chợ, người dân tràn xuống lòng đường buôn bán gây tắc nghẽn giao thông.

Người nghèo không biết mua hàng ở đâu

“Siêu thị tiện lợi hơn đi chợ rất nhiều, có đủ các loại mặt hàng, không phải mặc cả, sợ mua gian, bán lận”, bà Nguyễn Thị Yến, một nội trợ cho biết. Theo bà Yến, các mặt hàng trong siêu thị đều không quá mắc, lại đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu có vấn đề còn có người chịu trách nhiệm. Còn ở một số chợ đa phần là bán rong, hàng hóa, thực phẩm khó kiểm chứng được thật giả, nên đáng ngại hơn.

Không thể phủ nhận những tiện ích mà siêu thị đem lại, nhưng đối với đại bộ phận người dân có mức thu nhập dưới trung bình, thì việc mất chợ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới họ. Phần đông dân TP. HCM đều là người nhập cư, điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc mua sắm ở siêu thị rất hạn chế hoặc gần như không có.

“Công nhân chúng tôi lương bèo bọt 3 triệu/tháng, làm tăng ca cả tuần cũng chỉ kiếm thêm được vài trăm, tiền đâu mà đi siêu thị”, chị Nguyễn Như Hiền, công nhân ở khu chế xuất Linh Trung, tâm sự.

Chị cũng nói thêm, muốn đi siêu thị thì phải cầm ít nhất vài trăm đến 1 triệu đồng, coi như đi đứt 1/3 tháng lương. Có khi vài tháng, cả năm tiết kiệm thì mới đi được một lần. Cũng chỉ dám mua mấy đồ lặt vặt và một ít đồ dùng cá nhân, còn đồ ăn thì ra chợ cho rẻ và tiết kiệm thời gian. “Chúng tôi vẫn thích đi chợ hơn, nhanh gọn mà rẻ, lại có nhiều hàng tươi, sống, đồ ăn đa dạng”, bà Linh, người dân cạnh đó nói thêm.

Chính vì mất chợ, không có chỗ mua, mà các chợ tự phát nổi lên, thành vấn nạn gây kẹt xe, cản trở, ô nhiễm, làm khổ bao nhiêu khu dân cư, con phố và trở thành vấn nạn ở những thành phố lớn như TP. HCM. 

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sieu-thi-lan-san-tieu-thuong-bo-sap-vi-cho-het-khach-a30190.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Tâm điểm14:04 03/04/2025

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:

F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

Kinh doanh12:47 03/04/2025

FiinRatings vừa ra thông báo nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88 – công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay thay thế ngoài các tổ chức tín dụng - từ “Ổn Định” lên “Thuận Lợi”, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng tài sản và vị thế dẫn đầu liên tục được củng cố trên thị trường.

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

Kinh doanh12:42 03/04/2025

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư

Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư

Cần biết12:41 03/04/2025

Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số Châu Á”

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số Châu Á”

Cần biết12:41 03/04/2025

Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 đô la Canada, cuộc thi kêu gọi các startup, tổ chức, cá nhân đóng góp những giải pháp về củng cố nền tảng tài chính trong dài hạn, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tại khu vực châu Á.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tâm điểm12:30 03/04/2025

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.