+Aa-
    Zalo

    "Siêu bão" từng đổ bộ biển Đông: "Kẻ hủy diệt" Hải Yến mạnh khủng khiếp cỡ nào?

    (ĐS&PL) - Cách đây đúng 11 năm, cơn bão Hải Yến (Haiyan, cơn bão số 14) sau khi càn quét Philippines đã đổ bộ vào biển Đông, với sức gió giật trên cấp 17.

    Khiến 6.300 người chết ở Philippines

    Cơn bão Hải Yến năm 2013 là một trong những siêu bão lớn nhất và mạnh nhất từng ghi nhận. Bão có sức gió lên tới 195 dặm/giờ (tương đương hơn 313 km/h).

    Cảnh hoang tàn ở Guiuan, đảo Samar. Ảnh: Reuters

    Cảnh hoang tàn ở Guiuan, đảo Samar. Ảnh: Reuters

    Vào ngày 8/11/2013, bão Haiyan - được gọi là Yolanda ở Philippines - đổ bộ vào miền trung Philippines, mang theo gió mạnh và mưa lớn gây ra lũ lụt, lở đất và thiệt hại trên diện rộng.  Tại Philippines, cơn bão Hải Yến khiến khoảng 6.300 người chết, gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines.

    Đường phố tan hoang sau siêu bão ở Philippines. Ảnh: Trocaire.

    Đường phố tan hoang sau siêu bão ở Philippines. Ảnh: Trocaire.

    Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17.

    Đường đi dị thường

    Ngày 8/11/2013, bão Hải Yến đổ bộ vào biển Đông và được dự báo tiến thẳng vào các tỉnh miền Trung.

    Tuy nhiên, sau đó, cơn bão Hải Yến- bão số 14 liên tục đổi hướng.

    Ăng ten phát thanh truyền hình tại TP Uông Bí (52 m) bị gẫy đổ. Ảnh: Người lao động

    Ăng ten phát thanh truyền hình tại TP Uông Bí (52 m) bị gẫy đổ. Ảnh: Người lao động

    Theo tờ VnExpress, 14h ngày 10/11/2013, tâm bão Hải Yến cách bờ biển các tỉnh Nghệ An – Quảng Trị khoảng 270 km về phía đông. Với vận tốc khoảng 30 - 35 km một giờ, theo dự báo khi đó đến rạng sáng 11/11/2023, tâm bão sẽ nằm trên vùng bờ biển các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ, với sức gió tối đa 102 km một giờ (cấp 10). Sau đó bão di chuyển vào đất liền các tỉnh phía đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

    Cây bị đánh bật gốc sau siêu bão. Ảnh: Vietnamnet

    Cây bị đánh bật gốc sau siêu bão. Ảnh: Vietnamnet

    Trước tình hình này, các địa phương miền Bắc nhất là khu vực ven biển đã cấp tập chuẩn bị. Tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu sơ tán dân 6 huyện ven biển, hoàn thành trước 18h cùng ngày. Ninh Bình thực hiện cấm biển, các tuyến đò trên sông, tạm ngừng hoạt động vận tải từ 10h ngày 10/11/2013 cho đến khi bão tan. Từ 3h ngày 10/11/2013, lệnh cấm biển ở Nam Định được ban bố. Toàn bộ hơn 2.000 tàu thuyền của tỉnh này đã vào nơi trú ẩn. Lệnh sơ tán dân ở 3 huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy cũng được đưa ra. Thái Bình thì lập Sở chỉ huy tiền phương tại đồn biên phòng Cửa Lân (Tiền Hải), phát lệnh di dân.

    Hình ảnh bão Hải Yến tàn phá ở Thái Bình. Ảnh: Người lao động

    Hình ảnh bão Hải Yến tàn phá ở Thái Bình. Ảnh: Người lao động

    16h ngày 10/11/2013, hướng di chuyển của cơn bão Hải Yến lại thay đổi, dịch chuyển về phía Bắc, tâm bão sẽ đi vào ba tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Quảng Ninh. 

    0h30 ngày 11/11/2013, Hải Yến đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng, sau khi càn quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái  Bình.

    Cơn bão Hải Yến khiến 18 người chết, 2 người mất tích, 93 người bị thương, theo báo Tiền Phong. Ngoài ra, Hải Yến cũng làm 149 nhà sập đổ, bị cuốn trôi và 4.567 nhà ngập nước; 3.828ha lúa, 52.363ha hoa màu bị thiệt hại.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/sieu-bao-tung-o-bo-bien-ong-ke-huy-diet-hai-yen-manh-khung-khiep-co-nao-a480443.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan