SCIC sẽ chào bán cạnh tranh 96,24 triệu cổ phần, tương ứng 21,79% cổ phần doanh nghiệp với mức giá khởi điểm 25.600 đồng/cp. Nếu thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu 2.464 tỷ đồng từ đợt chào bán này và vẫn còn nắm giữ 36% cổ phần Vinaconex.
Thời gian phát đơn, làm thủ tục, nộp hồ sơ đăng ký và nộp tiền đặt cọc bắt đầu tư ngày 28/11 đến ngày 7/12 tại các đại lý chào bán cạnh tranh.
Địa điểm nộp phiếu tham gia chào bán cạnh tranh tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội), bắt đầu từ 8h30’ đến 10h 30’ ngày 8/12/2017. Từ 11h trở đi sẽ tổ chức chào bán và ký hợp đồng. Các nhà đầu tư sẽ nộp tiền mua cổ phần từ ngày 11/12 đến ngày 15/12.
SCIC sẽ chào bán cạnh tranh 96,24 triệu cổ phần. |
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC, sau khi bán 21,79% cổ phần, SCIC chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ của VCG.
Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2017, ngành nghề của Vinaconex không thuộc ngành nghề nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần lâu dài, do vậy SCIC sẽ thoái hết vốn nhà nước tại Vinaconex trong tiến trình đến năm 2020. Còn bước đi như thế nào nắm trong tiến trình tái cơ cấu mà Đại hội cổ đông của Vinaconex đã thông qua. Về thời điểm thoái vốn, chúng tôi sẽ cân nhắc sao cho có lợi nhất, đạt được kỳ vọng của SCIC…ông Chi nói.
VCG hiện đang có 27 công ty con. Việc thoái vốn khỏi các công ty này sẽ được Tổng công ty cân nhắc trong thời gian tới để dồn tiền cho 2 công ty mới được thành lập chuyên về xây lắp và kinh doanh bất động sản.
Trước mắt, VCG sẽ tập trung hoàn thiện dự án Splendora và theo ước tính của Tổng giám đốc VCG thì năm 2018, dự án này sẽ mang về 430 tỷ lợi nhuận thuần.
Kiều Trang(T/h)