+Aa-
    Zalo

    Sau 2 thập kỉ, công nghệ sản xuất mì ăn liền đã tiến bộ như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong kí ức của các chuyên gia công nghệ thực phẩm cách đây 2 thập kỉ về trước, công nghệ và kỹ thuật sản xuất mì ăn liền còn rất hạn chế. Thế nhưng, hiện nay mọi thứ đã

    Trong kí ức của các chuyên gia công nghệ thực phẩm cách đây 2 thập kỉ về trước, công nghệ và kỹ thuật sản xuất mì ăn liền còn rất hạn chế. Thế nhưng, hiện nay mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Xem những hình ảnh dưới đây bạn sẽ phải thốt lên rằng “không ngờ sản xuất mì ăn liền thôi mà cũng hiện đại và quy mô nghiêm ngặt đến thế!”

    Bạn sẽ hoàn bất ngờ khi biết được rằng, công nghệ sản xuất mì ăn hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, trị giá triệu đô lại đang “đặt” ở đất nước Việt Nam chúng ta. Theo đó, nhà máy sản xuất mì ăn liền của Acecook Việt Nam là nơi đang sở hữu công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến bậc nhất này.

    Qua tìm hiểu, nhà máy hiện đại này được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản, khép kín, đảm bảo không bị côn trùng xâm nhập. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa với công nghệ mới nhất, được làm bằng thép không gỉ sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mức cao nhất.

    Vì là quy trình hiện đại và hoàn toàn khép kín nên cả bột mì cũng được phối trộn, cán tấm một cách tự động và đảm bảo vệ sinh. Nhìn những tấm lụa mì vàng óng vô cùng đẹp mắt bạn sẽ thấy “công nghệ nhào bột này chẳng kém gì một nghệ nhân làm mì “thứ thiệt”.

    Bắt mắt nhất trong quy trình sản xuất này là khâu tạo nên các sợi mì gợn sóng đặc trưng bằng cách tạo độ lệch tốc độ giữa hệ thống dao cắt tạo sợi và băng chuyền chuyển mì.

    Mì ăn liền sau khi được hấp chín, cắt định lượng và bỏ khuôn thì sẽ được đưa vào chiên trong hệ thống khép kín và dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) chứ không phải quá trình đun nấu trực tiếp. Bằng việc kiểm soát theo hệ thống tự động, dầu mới luôn được bổ sung liên tục trong suốt quá trình chiên và nhiệt độ dầu luôn duy trì ổn định.

    Điều thú vị là vắt mì sau khi hấp có hàm lượng nước rất cao ( khoảng 50%). Nhờ quá trình chiên đã làm mất nước trong vắt mì, để độ ẩm của vắt mì sau chiên chỉ còn khoảng dưới 3%. Đây là lí do giúp mì ăn liền có thể bảo quản được từ 5-6 tháng.

    Sau khi chiên (hoặc sấy bằng nhiệt gió – sản xuất mì không chiên), vắt mì sẽ được làm nguội, cung cấp các gói gia vị theo từng quy cách của sản phẩm, rồi đi qua máy đóng gói để tạo thành gói mì hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước khi được đóng thùng để đưa tới tay người tiêu dùng, từng gói mì còn phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra khắt khe như cân trọng lượng, dò dị vật, dò kim loại…

    Vậy là mọi thứ đã gần như sẵn sàng. Sản phẩm mì ăn liền sẽ được đóng thùng theo quy cách, in ngày sản xuất, lưu kho và kiểm định lần cuối trước khi được phân phối tới hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

    Nhờ thiết bị sản xuất hiện đại như trên đã giúp nhà sản xuất mì ăn liền Acecook cho ra đời gần 600 gói mì/ phút để phục vụ người tiêu dùng. Và trung bình mất khoảng 20 - 25 phút để hoàn tất quy trình sản xuất mì ăn liền với 12 công đoạn từ khâu trộn bột dến khâu thành phẩm.

    [presscloud]503[/presscloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-2-thap-ki-cong-nghe-san-xuat-mi-an-lien-da-tien-bo-nhu-the-nao-a207156.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tương lai nào cho “vua” mì tôm Miliket?

    Tương lai nào cho “vua” mì tôm Miliket?

    Giống một trường hợp vừa qua tại Hà Nội là CTCP Thủy Tạ, đơn vị sở hữu thương hiệu kem cùng tên, hạn chế lớn nhất của Miliket là nguồn nội lực hạn chế so với các đối thủ.