+Aa-
    Zalo

    Sâm Việt tốt hơn, vì sao người Việt vẫn chuộng sâm ngoại?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Vì sao Việt Nam có sâm Ngọc Linh, chứa hàm lượng saponin cao nhất, cao hơn cả sâm Triều Tiên thế nhưng ít ai biết được điều đó?

    (ĐSPL) – Vì sao Việt

    Nam
    sâm Ngọc Linh, chứa hàm lượng saponin cao nhất, cao hơn cả sâm Triều Tiên thế nhưng ít ai biết được điều đó?

    Có một thực tế là Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật, trong tổng số 4.000 loài cây có công dụng làm thuốc từ nguyên dược liệu phong phú… Nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như sâm ngọc linh, sâm vũ điệp, tam thất, hoàng liên gai… có sẵn ở Việt

    Nam
    . Tuy nhiên, ít có bài thuốc nào thực sự mang lại danh tiếng trên thế giới.

    Trong khi đó, Hàn Quốc, Triều Tiên chỉ có cây sâm, linh chi nhưng đã nổi danh với nhiều bài thuốc quý.

    Trong khi sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.

    Sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Ảnh minh họa.

    Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt

    Nam
    là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

    TS. Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục quản lý dược cho biết trên báo Lao Động, Việt Nam có sâm Ngọc Linh chứa hàm lượng saponin cao nhất, cao hơn Triều Tiên. Tuy nhiên, thực tế là người Hàn Quốc với lợi thế về khoa học kỹ thuật từ lâu đã ứng dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau từ sâm Triều Tiên và mang lại lợi nhuận nhiều tỉ USD, thì cây sâm Ngọc Linh ở nước ta mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu bước đầu. Tương tự như thế, cây linh chi Việt

    Nam
    có chất lượng không kém Linh chi Hàn Quốc, nhưng chưa phát huy triệt để được hiệu quả khám chữa bệnh cũng như hiệu quả kinh tế.

    Cũng theo TS Trương Quốc Cường, chúng ta đang nhập khẩu 90\% số nguyên liệu, đó là một thực tế. Thực tế này không chỉ có ở Việt Nam mà trên thế giới vẫn đang tồn tại, ngay cả Mỹ có nền công nghiệp mạnh như thế, vẫn nhập nguyên liệu gần 90\%; Thái Lan nhập tới 95\%; Argentina cũng hơn 90\%...

    Một điều rõ ràng rằng, nếu sản xuất ra mà giá thành cao thì rõ ràng doanh nghiệp sẽ chọn nhập khẩu. Nguyên liệu tân dược hiện không phải lợi thế của Việt

    Nam
    .

    Trong khi đó, tình trạng khai thác dược liệu quá mức nhưng không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt…

    Trong đợt kiểm tra mới đây, Cục Y học cổ truyền đã phát hiện nhiều dược liệu chất lượng kém, các chất bảo quản độc hại, chất lượng không đảm bảo… Một số loại chứa cacbonat, bột xi măng, thậm chí là hóa chất gây ung thư. Đặc biệt, nguồn dược liệu nhập lậu kém chất lượng đang ồ ạt thâm nhập vào Việt

    Nam
    .

    Theo báo Lao động, trước thực trạng này, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sam-viet-tot-hon-vi-sao-nguoi-viet-van-chuong-sam-ngoai-a79651.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan