+Aa-
    Zalo

    Sâm "độc" 100 nghìn/kg ăn vào "gây bệnh" nhớ vợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sâm cau còn được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

    (ĐSPL) - Sâm cau còn được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

    Thông tin trên báo Dân Việt, theo lời giải thích của các già làng người thiểu số Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi, do phần lá và rễ của sâm cau có hình dáng giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên được gọi là sâm cau.

    Còn với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở đây, thì gọi sâm cau là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

    Cách đây khá lâu có một số cán bộ lên Sơn Tây công tác. Chiều tối hôm đó, số cán bộ này được anh em trên huyện chiêu đãi rượu sâm cau. Khi cuộc nhậu vừa tàn, số cán bộ này khăng khăng yêu cầu lái xe ô tô đưa về nhà. Tờ mờ sáng hôm sau, tất cả lại phải vượt gần cả trăm cây số để lên tiếp tục làm việc, cùng với lời lẩm bẩm "chỉ tại ham uống rượu sâm cau".

    Theo một số tài liệu thì sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Đây là loại cây mọc hoang ở vùng núi rừng tại Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines...

    Cây sâm cau.

    Riêng ở Quảng Ngãi, sâm cau gần như chỉ có ở vùng núi huyện Sơn Tây. Cây sâm cau cao từ 30-100cm hoặc nhỉnh hơn. Lá sâm cau hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón chân người lớn, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà. Sâm cau có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu.

    Bộ phận sử dụng của sâm cau gồm có rễ, thân. Tuy được giới thiệu có khá nhiều công dụng, như chữa thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn và đặc biệt là tăng khả năng sinh lý cho cánh mày râu... thế nhưng sâm cau được người Ca Dong thu hoạch về bán khá rẻ, với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg rễ, thân tươi.

    Việc chế biến sâm cau khá đơn giản, lấy phần rễ thân đem về rửa sạch sau đó phơi khô. Sâm cau khô có thể bỏ vào ấm nấu nước uống, nhưng phổ biến nhất là ngâm rượu.

    Anh Bình, một chủ đại lý rượu sâm cau có tiếng ở trung tâm huyện Sơn Tây cho biết: 1kg rễ, thân sâm cau tươi sau khi phơi còn lại từ 0,7-0,8kg. Trước khi ngâm rượu cần phải sao khoảng 10 phút. Bình quân mỗi bình rượu có dung tích 10 lít được ngâm từ 2-2,5kg sâm khô đã sao. Sau khi ngâm khoảng 3 tháng trở lên thì có thể đem ra uống và càng để lâu thì càng ngon. Rượu sâm cau có màu vàng trong, mùi thơm như nhân sâm Hàn Quốc nhưng vị ngọt hơn.

    Rễ sâm cau.

    Sâm cau bổ dương mạnh nhưng cần thận trọng

    Sâm cau còn có tên là ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan, thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá 3 - 6 hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau

    Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay. Cụm hoa 3 - 5 hoa nhỏ màu vàng. Quả nang thuôn, dài 1,2 - 1,5cm, chứa 1 - 4 hạt. Mùa hoa quả: tháng 5 - 7. Sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng ở một số tỉnh miền Bắc nước ta và ở vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng.
    Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ, có tên dược liệu là tiên mao. Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu. Đào lấy củ về rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi phơi hoặc sấy khô.

    Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.

    Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.

    Sâm cau ngâm rượu.

    Tuy có nhiều tác dụng, nhưng khi sử dụng sâm cau cần lưu ý:

    Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không dùng.

    Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng.

    Sâm cau là vị thuốc có độc, vì vậy cần chú ý không dùng quá liều dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo bí tiện.

    Để làm giảm ngộ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho đến khi nước trong, thì vớt ra đem phơi hoặc ngâm rượu.

    Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không thay thế thuốc chữa bệnh.

    Sâm cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người "âm hư hỏa vượng" không nên sử dụng.

    Người "âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).

    Sâm cau là vị thuốc có độc. Thí nghiệm cho chuột nhắt dùng rượu ngâm sâm cau, với liều 15g/kg, chuột đã chết trong vòng 7 ngày. Vì vậy, cần chú ý không dùng quá liều, dùng liều quá cao rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sam-doc-100-nghinkg-an-vao-gay-benh-nho-vo-a109338.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.