+Aa-
    Zalo

    Sai lầm của mẹ khi phòng bệnh mùa hè cho con

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều quan niệm sai lầm của mẹ góp phần làm tăng nguy cơ bệnh mùa hè ở trẻ.

    (ĐSPL) - Bên cạnh nguyên nhân thời tiết, những sai lầm của các mẹ cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh mùa hè đối với trẻ em.

    Bỏ qua những ổ bệnh mùa hè từ bên ngoài

    Thông thường các mẹ vẫn còn khá chủ quan trước những “ổ bệnh” tiềm ẩn trong môi trường sống. Thay vì việc chỉ quan tâm đến “ăn chín, uống sôi”, chọn những thực phẩm bổ dưỡng mà quên rằng mầm bệnh có thể xuất phát từ trường mầm non hay bất kì nơi đông người nào. Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh mùa hè trú ngụ và sinh sôi, trẻ con lại không có ý thức giữ vệ sinh nên chỉ cần một chút sơ ý là có thể “rước” nhiều bệnh nguy hiểm. 

    Nên chú ý những mầm lây bệnh mùa hè từ bên ngoài. Ảnh minh họa. 

     Đánh giá bệnh mùa hè bằng mắt thường, cảm tính

    Sai lầm phổ biến nhất là các mẹ là vẫn luôn lấy tiêu chuẩn “nhìn thấy sạch” để đánh giá hoặc cho trẻ vệ sinh qua loa. Tuy nhiên, chính những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường là mối nguy hại tiềm ẩn cho trẻ em.

    Đôi khi, một số mẹ vẫn nghĩ bệnh cảm mạo thông thường là “xoàng xĩnh” nên sẵn sàng bỏ qua một số triệu chứng khác thường kèm theo hoặc tự “chẩn đoán” và điều trị tại nhà đến khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng.

    Cho trẻ ăn đồ lạnh thỏa thích trong mùa hè

    Không khí mùa hè nóng nực dẫn đến sinh hoạt , thói quen ăn uống hàng ngày của các gia đình thay đổi. Đặc biệt là thói quen hay dùng đồ lạnh như dùng nước đá, nước giải khát như nước cam, chanh hoặc luôn luôn dùng nước mát lạnh mỗi khi khát nước, tắm, sử dụng quạt gió cũng như máy điều hòa nhiệt độ.

    Không nên cho trẻ thường xuyên ăn, uống đồ lạnh trong mùa hè. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, nếu trẻ dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì rất có thể khiến các bộ phận rất nhạy cảm của đường hô hấp dưới cũng bị tổn thương. Biểu hiện là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này, trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.

    Liên tục sử dụng điều hòa nhiệt độ quá thấp

    Một thói quen trong mùa hè của hầu hết bậc phụ huynh và được trẻ rất hưởng ứng là sử dụng điều hòa liên tục, thậm chí hay để nhiệt độ quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời.

    Liên tục sử dụng điều hòa nhiệt độ quá thấp cũng là một sai lầm của các mẹ trong mùa hè. Ảnh minh họa.

    Qua nghiên cứu cho thấy nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ thấp liên tục trên 4 giờ thì da, họng hầu, đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu...

    Hơn nữa, khi cho trẻ ra vào phòng điều hòa liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.

    Cho trẻ tắm quá lâu
    Mùa hè, không nên cho trẻ tắm quá lâu. Ảnh minh họa.

     Trời nóng nực, trẻ thường được tắm, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi trẻ được đi tắm biển. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục.

    Chú ý:

    Để phòng tránh các bệnh trong mùa hè, các mẹ Việt cần lưu ý:

    - Hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn.

    - Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời khoảng 2 - 3 độ là vừa). Ngoài giờ trẻ ngủ thì không nên để trẻ trong phòng máy điều hòa nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho trẻ dễ bị còi xương.

    - Mùa hè, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi làm cho trẻ cảm lạnh. Khi trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không nên cho quạt quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình.

    - Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho trẻ tắm nước lạnh.

    - Bên cạnh việc chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên quan sát, theo dõi các triệu chứng bất thường của con thì điều đầu tiên và cơ bản nhất là mẹ phải chọn được loại xà phòng diệt khuẩn hiệu quả và an toàn nhất cho bé.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sai-lam-cua-me-khi-phong-benh-mua-he-cho-con-a89300.html
    Sự kiện: Bệnh mùa hè
    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    (ĐSPL) - Trước nguy cơ bùng phát các bệnh mùa hè nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu… các gia đình cần nắm rõ các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    (ĐSPL) - Trước nguy cơ bùng phát các bệnh mùa hè nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu… các gia đình cần nắm rõ các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe.

      Nguy cơ viêm thanh quản trong mùa hè

    Nguy cơ viêm thanh quản trong mùa hè

    Mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng nước đá, bật điều hòa, các đồ ăn lạnh như kem, nước giải khát… tăng cao. Tuy nhiên, những thói quen này có thể gây viêm thanh quản, dẫn đ