+Aa-
    Zalo

    Sách dạy trẻ đi trên thủy tinh: “Không có cơ sở khoa học"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y Hà Nội, "sách dạy trẻ đi trên thủy tinh là không có cơ sở khoa học"

    (ĐSPL)- Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y Hà Nội, "sách dạy trẻ đi trên thủy tinh là không có cơ sở khoa học"

    Như tin tức đã đưa, ngày 23/8, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh học sinh đi chân trần vượt qua đoạn đường trải mảnh vỡ thủy tinh sắc nhọn. Nhiều người đã không khỏi giật mình, sợ hãi khi xem hình ảnh này.

    Cùng thời điểm này, nhiều người cũng xôn xao vì trong một phần nội dung sách dạy kĩ năng sống cho trẻ lớp 1 có cách tăng lòng dũng cảm bằng việc đi trên thuỷ tinh.

    PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng.

    Theo đó, phần nội dung gây xôn xao dư luận trên nằm trong cuốn sách: “Thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 1” của tác giả. Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương biên soạn và do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành.

    Trao đổi với phóng viên Dân Việt, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y Hà Nội phản đối cách làm này.

    Theo ông, dạy dũng cảm đi trên thủy tinh là không có cơ sở khoa học. Nếu dạy lòng dũng cảm thì có thể dạy trẻ bài học về bảo vệ bạn, bảo vệ người thân khỏi điều xấu, dũng cảm tố giác cái xấu, dũng cảm nói thật với bố mẹ, dũng cảm cứu người, dũng cảm vượt qua gian nguy….chứ đâu cần dạy trẻ đi trên thủy tinh.

    “Lòng dũng cảm đi trên thủy tinh không áp dụng được trong cuộc sống. Nếu trẻ đi qua thủy tinh chỉ để cười, oai thì không có ý nghĩa giáo dục”, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng bày tỏ.

    Ông Dũng khuyến cáo: Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống đừng lấy chuyện đi qua thủy tinh để thử lòng dũng cảm. Trên thực tế, một số người biểu diễn mới thực hành đi qua thủy tinh. Hơn nữa, nếu chỉ dạy lòng dũng cảm bằng cách đi qua thủy tinh cũng không rèn luyện được trẻ, thậm chí gây hiệu ứng ngược.

    “Tôi là người làm việc với trẻ con gần 40 năm, tôi hiểu trẻ con cần gì để tự tin, để dũng cảm. Ở đây, trẻ cần sự quan tâm, chia sẻ, tương tác. Ngay bản thân tôi, tôi cũng không dám đi. Tôi có con cũng chẳng bao giờ cho con đi học lớp đó vì mạo hiểm và phản khoa học”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

    Đặc biệt, theo PGS.TS Dũng, nếu áp dụng cho trẻ tự kỷ thì càng phản khoa học. Trẻ tự kỷ không thể làm theo được. Nếu vẫn cố tình cho trẻ học phương pháp này thì học sinh không bao giờ chiến thắng được nỗi sợ hãi.

    Đồng quan điểm với PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương, người từng nghiên cứu về bệnh tự kỷ và nỗi sợ hãi của con người cũng khẳng định, phương pháp dạy kỹ năng sống bằng cách đi trên thủy tinh rất nguy hiểm. Nếu áp dụng trẻ có thể bị chảy máu, gây sợ sệt và ngày càng xa lánh mọi người.

    [mecloud]bsseMA4zCE[/mecloud]

    Theo nhận định của ông Cương, những người hay sợ hãi cũng là dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Do đó, biện pháp dạy kỹ năng sống cho họ là phải tiếp xúc, tương tác chứ không phải đi trên thủy tinh là vượt qua và dũng cảm.

    “Xét cả về yếu tố khoa học tâm thần và tâm lý học, điều này rất phản khoa học”, ông Cương nhấn mạnh.

    Tiến sĩ Phan Quốc Việt – chủ biên cuốn sách “thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 chia sẻ: “Phương pháp dạy đi chân trần trên thủy tinh được chúng tôi nghiên cứu kỹ và đã có hơn 10 năm dạy cho nhiều thế hệ học viên mà chưa có trường hợp nào bị làm sao cả. Do đó, chúng tôi đã đưa phương pháp này vào chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1.

    Theo ông Việt, mọi người thường bị ám ảnh bởi mảnh chai bị đứt chân, chảy máu,... nên khi thấy dạy kỹ năng sống cho các con lớp 1 đi trên thủy tinh là nguy hiểm. Do đó, ông Việt đưa bài tập này vào cuốn sách nhằm truyền tải đến học viên lòng dũng cảm, dám đương đầu, đối mặt với khủng hoảng và thách thức. Đạo đức cần phải có thực tế, không thể dạy học sinh đạo đức bằng cách học thuộc lòng.

    Trẻ em bây giờ quá nghiêm nghị và gần như gà công nghiệp

    Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ biên cuốn sách Thực hành kĩ năng sống dành cho lớp 1, giải thích: “Về vật lý, mảnh chai to độ 3 cm vuông thì không thể cắt vào chân và thảm thủy tinh được làm có độ dày trên 5 phân. Thảm thủy tinh dày trên 5 phân thì những mảnh nhọn nhô lên có tiết diện nhỏ thì áp suất lớn nên bị đè xuống dưới. Mảnh nào to sẽ nằm lại bên trên và các thầy cô cũng bọc băng dính để che lại mảnh nhỏ nên đi sẽ rất êm, không có gì nguy hiểm cả".

    Học sinh thực hành bài học đi trên thảm thuỷ tinh.

    "Tôi đã thử nghiệm 15 năm nay và đã làm chương trình được chiếu trên VTV3 khi cõng một bạn khác đi trên thảm thuỷ tinh đó”, tiến sĩ Việt nói thêm.

    Hỏi về lý do rèn luyện lòng dũng cảm, tiến sĩ Phan Quốc Việt cho biết: “Tôi ở quê, từ nhỏ dẫm phải mảnh chai, dẫm đinh là chuyện bình thường và trên cuộc đời này tai nạn rất nhiều. Nếu chúng ta cho con quá an toàn thì con sẽ thành gà công nghiệp. Tôi đã làm 15 năm chứ không phải lần đầu. Tôi khẳng định là không có gì nguy hiểm, quan trọng là sự trải nghiệm".

    "Lâu nay chúng ta cứ thấy thủy tinh là sợ, chúng ta nên cho con đối mặt với nỗi sợ. Ra đường, con trẻ thấy tai nạn là co rúm lại thì nhiều khi không chết vì tai nạn mà chết vì sợ. Nó cũng giống như việc trẻ sợ máu và tiến hành cho trẻ đi tiêm phòng từ nhỏ. Lâu nay, chúng ta cứ học trên lý thuyết, thuộc lòng về sự dũng cảm thì sẽ không bao giờ dũng cảm được. Giống như từ lớp 1 cho con học võ, nhiều cha mẹ sợ con mình đánh bạn nhưng chẳng ai cấm việc đi học võ cả. Nếu cái gì mình cũng sợ lỡ thế này, thế nọ thì không thể nào dạy con về sự dũng cảm được”, ông Việt nói.

    Về việc trung tâm Đào tạo và Tư vấn phát triển ABA phối hợp trường THCS tổ chức tập cho học sinh đi trên thảm thủy tinh, tiến sĩ Phan Quốc Việt khẳng định ông chỉ chịu trách nhiệm phần biên soạn còn nhà xuất bản giáo dục Việt Nam là đơn vị đứng ra phân phối.

    “Khi giáo viên dạy cho học sinh thì đích thân mình là người trực tiếp hướng dẫn, tập huấn kĩ càng và chưa từng có tai nạn nào xảy ra” , TS. Phan Quốc Việt cho biết thêm.

    Ở trang 19, 20 của cuốn sách có phần hướng dẫn trẻ em tập cười cũng đang gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội, tiến sĩ Phan Quốc Việt giải thích: “Giáo trình này thuộc trường phái Yoga cười của bác sĩ Manda Kataria, Ấn Độ và đã được phổ biến rộng rãi trên 65 quốc gia.

    Lý Thái Tổ cũng từng nói bản chất con người là cười và chúng ta phải khôi phục lại nụ cười. Trẻ em bây giờ quá nghiêm nghị và gần như gà công nghiệp. Như vậy là rất nguy hiểm, trẻ con phải có những cung bậc cảm xúc có lúc chịu đau được, có lúc vui sướng được. Nếu ta để cho con là cái máy thuộc lòng thì thua cả thẻ nhớ, mình đừng biến trẻ con là thẻ nhớ. Như vậy rất tội!”.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]p4RVQJBJYi[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sach-day-tre-di-tren-thuy-tinh-khong-co-co-so-khoa-hoc-a107867.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.