+Aa-
    Zalo

    Rút tiền bằng thẻ giả, 2 đối tượng người Đài Loan bị bắt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Bằng thủ đoạn tinh vi là giả danh “cơ quan chức năng”, đối tượng lừa đảo đã gọi điện cho các chủ thẻ tín dụng, lấy thông tin làm thẻ ATM giả rút tiền.

    (ĐSPL) – Bằng thủ đoạn tinh vi là giả danh “cơ quan chức năng”, đối tượng lừa đảo đã gọi điện cho các chủ thẻ tín dụng, lấy thông tin làm thẻ  ATM giả  rút tiền.

    Chiều 3/7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội cho biết, sau một thời gian điều tra, đơn vị đã bắt quả tang 2 đối tượng người Đài Loan đang thực hiện hành vi rút tiền bằng thẻ tín dụng mang tên người khác để chiếm đoạt tài sản là Chang Khai Yeu (Trương Khải Nhạc), (SN 1987) và Hsieh Ming Hsin (Tạ Minh Thu) (SN 1983), đều mang quốc tịch Đài Loan.

     Đối tượng Chang Khai Yeu tại cơ quan điều tra

    Trước đó, khoảng 13h ngày 30/6, tổ công tác Đội 5 Phòng PC50 đã bắt quả tang 2 đối tượng trên đang dùng thẻ tín dụng giả rút tiền chiếm đoạt tại một cây ATM trên đường Nguyễn Thị Định, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kiểm tra 2 đối tượng, cơ quan công an thu giữ 54 thẻ rút tiền các loại do nhiều ngân hàng Việt Nam phát hành gồm chủ tài khoản là người Việt Nam và người nước ngoài, gần 300 triệu đồng tiền mặt do Chang và Hsieh đã dùng số thẻ trên đi rút tại các cây ATM trên địa bàn Hà Nội.

     Đối tượng Hsieh Ming Hsin tại cơ quan điều tra

    Các đối tượng đã dùng những phương thức rất tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại với thủ đoạn giả danh công an để điều tra thông tin của nạn nhân
    Bà Nguyễn Thị N (60 tuổi, ở phường Phương Mai, quận Đống Đa) là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại cho biết : Khoảng 15h ngày 20/6, bà nhận được cuộc gọi vào máy điện thoại cố định. Giọng một nam giới thiệu là nhân viên bưu điện VNPT thành phố Hồ Chí Minh thông báo bà N hiện nợ cước viễn thông số tiền 8.930.000 đồng. Bà N thắc mắc thì được người này hướng dẫn bà bấm phím “0” để được nói chuyện với “cơ quan công an” làm rõ sự việc. Làm theo hướng dẫn, bà được một người đàn ông khác nói chuyện, thông báo số điện thoại cố định của bà đã bị đăng ký ngày 18/2/2014 tại một địa chỉ trên đường Nguyễn Trãi, phường 2, quận 5 TP Hồ Chí Minh.
    Sau đó đối tượng chuyển sang liên lạc với bà N qua điện thoại di động. Bà N thấy màn hình hiển thị số máy (+83) 923xxxx. Đối tượng nói bà N có thể gọi tổng đài 1080, kiểm tra số điện thoại 083.923xxxx. Bà N kiểm tra thì được trả lời đó là số điện thoại của một đơn vị Công an tại TP Hồ Chí Minh. Do đó, khi đối tượng liên lạc trở lại bằng số điện thoại (+83) 923xxxx, bà N hoàn toàn tin tưởng đang nói chuyện với cơ quan công an. Lần này, đối tượng thông báo hiện tại số CMND của bà N đang nằm trong đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia . Để phục vụ công tác điều tra, cơ quan công an sẽ phong tỏa những tài khoản này. Đối tượng yêu cầu bà N cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thông tin sổ tiết kiệm tại ngân hàng và đề nghị bà N chuyển toàn bộ tiền có tại ngân hàng vào số tài khoản mang tên N.H.S tại ngân hàng BIDV để phục vụ công tác điều tra, sau khi điều tra xong cơ quan “công an” sẽ trả lại tiền.
    Đối tượng giữ liên lạc qua điện thoại di động với bà N liên tục cho tới khi bà N đến ngân hàng làm thủ tục chuyển 230 triệu đồng vào tài khoản theo hướng dẫn. Sau khi đã chuyển tiền xong, bà N gọi lại số máy (+83) 923xxxx nhưng không liên lạc được. Bà N chuyển sang gọi số máy 083.923xxxx thì được trả lời đây là điện thoại của một cơ quan công an tại TP Hồ Chí Minh nhưng đơn vị không giải quyết vụ việc nào như trên. Lúc này, bà N mới biết mình bị lừa thì đã muộn. Số tiền bà chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của đối tượng đã bị rút sạch.
    Cũng với thủ đoạn trên, ông Nguyễn Văn Đ (70 tuổi, giáo viên hưu trí trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể lại: Sáng 23/6, bị các đối tượng “công an” cho biết ông D có liên quan đến một đường dây ma túy lớn nên cần phải tạm giữ tiền trong tài khoản ngân hàng của ông để điều tra, ông Đ đã chuyển số tiền tiết kiệm 720 triệu đồng vào tài khoản của bọn lừa đảo.
    Thống kê của Phòng PC50 Công an Hà Nội, chỉ trong thời gian từ cuối tháng 5 đến 23/6/2014, đơn vị đã xác định được có 16 người dân ở các tỉnh thành trên toàn quốc bị các đối tượng gọi điện thoại lừa đảo với phương thức, thủ đoạn như trên. Trong đó, có 7 người ở Hà Nội và 2 người ở TP Hồ Chí Minh đã mắc bẫy, gửi tiền vào tài khoản cho tội phạm và bị chúng chiếm đoạt tổng số gần 2 tỷ đồng. Tại TP. Đà Nẵng, trong vòng 1 tuần giữa tháng 6/2014, có 3 người cũng dính bẫy lừa đảo qua điện thoại, bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

    Một cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội chia sẻ: “Các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi, Vì vậy, người dân nên tỉnh táo, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, số thẻ tín dụng cho người khác nếu thấy không cần thiết. Nếu có người tự xưng là cán bộ Cơ quan điều tra…. Thì phải có giấy mời ghi rõ họ tên, chức vụ cán bộ làm việc, ngày giờ, địa chỉ cơ quan làm việc chứ không trao đổi qua điện thoại”

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rut-tien-bang-the-gia-2-doi-tuong-nguoi-dai-loan-bi-bat-a39429.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan