+Aa-
    Zalo

    Rừng phòng hộ "chảy máu" bằng con đường (cần kiểm chứng lại)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gỗ vẫn âm thầm đổ về xuôi theo những con đường đầy “máu và nước mắt”, UBND huyện đã từng phải cho lập chốt trước nguy cơ rừng bị xóa sổ.

    (ĐSPL) - Gỗ vẫn âm thầm đổ về xuôi theo những con đường đầy “máu và nước mắt”, UBND huyện đã phải cho lập chốt trước nguy cơ rừng bị xóa sổ.
    Phóng viên báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc xâm nhập vào “thánh địa” gỗ lậu để điều tra về tình trạng này.
    Lâm trường Trường Sơn đang là đơn vị phụ trách quản lý rừng ở khu vực huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) từ phía tuyến đường Trường Sơn Đông đến Trường Sơn Tây, giáp với nước bạn Lào, tổng diện tích hơn 40.000ha. Khu vực này được cho là nơi lưu trữ và bảo tồn nhiều loại gỗ, là “thánh địa” của nhiều loại gỗ quý như lim, táu, gụ, hương…
    Trên thực tế, con số này, ngày một suy giảm trầm trọng theo thời gian. Nạn khai thác gỗ ở rừng phòng hộ Long Đại thuộc tỉnh Quảng Bình, trước đây đã hoành hành theo đường sông và những con đường đất hoang sơ. Kể từ khi có con đường bộ đưa miền núi của huyện Quảng Ninh gần hơn với đồng bằng, cũng là lúc mức độ tàn phá rừng trở nên khốc liệt. 
    Nhờ một vài mối thân tình, phóng viên đã cải trang thành lâm tặc, đầu nậu để được vào tận những khu “rừng trắng” sau những đợt tàn phá. Con đường từ UBND xã Trường Sơn lên nhánh đường Hồ Chí Minh Tây, qua Cổ Tràng, chính là địa điểm tập kết hàng để gỗ được đóng bè xuôi dòng. Người dẫn đường cũng khái quát đôi nét cho chúng tôi biết về tình hình hiện nay.
    Trước đây, đường làm ăn còn dễ, cách đây khoảng một tháng tình hình căng hơn. Đường vào rừng nay đã bị các chốt kiểm lâm chặn lại. Nghe nói, ông chủ tịch huyện đang rất bức xúc nên trực tiếp chỉ đạo quyết liệt”, người chỉ đường nói.
    Theo nhiều con đường vận chuyển tiểu ngạch, gỗ có thể được các móc xích trang bị máy kéo, máy tời đưa từ nơi hóc hiểm lên địa điểm tập kết an toàn. Nếu cần thiết, các nhóm lâm tặc có thể dùng mìn phá lèn, phá đá để tạo không gian khai thác rộng hơn, thuận lợi cho việc di chuyển.
    Sau khi khai thác, gỗ được đưa lên địa điểm thuận lợi để tập kết, cũng là nơi đóng lán, trú ngụ nhiều ngày của các nhóm lâm tặc. Tại đây, các thớt gỗ sẽ được đặt lẻ tẻ từng đoạn, cách xa nhau, tránh sự “đánh úp” của các cơ quan chức năng.
    Con đường thu mua gián tiếp được thực hiện bằng việc mua bán được thực hiện qua điện thoại và đặt cọc trước. Đây là những mối quan hệ thân tình và làm ăn lâu dài. Người thu mua gỗ thường là những ông lớn, có kinh nghiệm trong việc mua bán gỗ và trải qua thời gian dài làm lâm tặc và được gọi là “Sếp lái”.
    Sếp lái là người trực tiếp chỉ đạo cho các “con cưng” thu gom hàng. Người thu gom hàng thường là những người hay lui tới địa bàn. Một mặt là để dò la đường, móc nối với bộ phận bảo vệ rừng để tránh sự để ý của cơ quan chức năng.
    Khi hỏi về giá của gỗ lim, chúng tôi được biết, nếu mua tại rừng, nó có giá 10 - 14 triệu đồng/m3. Nhưng khi đưa về xuôi an toàn, con số đó đã tăng gấp đôi (vào khoảng 22 - 27 triệu/m3). 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rung-phong-ho-chay-mau-bang-con-duong-can-kiem-chung-lai-a53216.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan