+Aa-
    Zalo

    Rét đậm rét hại dài ngày, phụ huynh “sốt ruột” lo sợ con nhập viện

    (ĐS&PL) - Không khí lạnh tăng cường, khiến nhiệt độ giảm sâu đột ngột gây ra những đợt rét đậm, rét hại dài ngày, điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng cho sức khoẻ con em mình.

    Sáng 23/1, không khí lạnh tăng cường tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc khiến nhiệt độ đã giảm xuống dưới 10 độ C, có nơi dưới 7 độ C, chị Vũ (Hoàng Mai, Hà Nội) đã phải đưa cậu con trai 4 tuổi vào viện gấp vì tối 22/1, con chị có biểu hiện sốt, kèm ho khan ra máu.

    Quá lo lắng vì tình trạng sức khoẻ của con, sáng sớm chị đã thúc giục chồng cho con nhập viện. Đây là lần thứ bao nhiêu trong năm chị cho con nhập viện vì thời tiết thay đổi đột ngột như vậy.

    “Mỗi lần thay đổi thời tiết đột ngột là biết ngay con sẽ ốm. Nó ốm là phải đưa vào viện ngay vì có những biểu hiện vô cùng nặng, để ở nhà tôi sợ biến chứng xảy ra mình trở tay không kịp. Chẳng biết bao giờ, thời tiết mới ổn định trở lại, nếu không tình trạng ôm con vào viện còn dài dài”, chị Vũ thở dài.

    42114053936259797076222618309668698008979238n
    Thời tiết thay đổi liên tục khiến trẻ em dễ ốm

    Tương tự, chị Kim Oanh (Cầu Giấy, Hà Nội) những ngày qua đã phải đưa con đến phòng khám vào mỗi chiều để hút mũi rửa họng. Bé gái nhà chị Oanh 2 tuổi, vài hôm trước khi thời tiết chuyển lạnh, con đã có những biểu hiện như: ngạt mũi, ho cùng sốt. Đặc biệt mũi có mủ rất đặc khó có thể lấy ra ngoài, chính vì thế hàng ngày chị phải đưa con ra phòng khám, nhờ nhân viên có tay nghề xử lý giúp.

    “Mỗi lần thay đổi thời tiết là con lại bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có lần nặng quá tôi phải đưa con đi viện nằm mấy ngày trời. Thời tiết thay đổi, nhà có con nhỏ thì xác định con sẽ ốm. Mệt mỏi vô cùng”, chị Oanh tâm sự.

    Không chỉ riêng chị Vũ, chị Oanh mà rất nhiều phụ huynh khác cùng chung lo lắng mỗi khi thời tiết thay đổi.

    Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Hồng Diên, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, thời tiết chuyển mùa trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não. Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh hô hấp thì 70% là do vi rút, 30% là các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc do các loại nấm. Thời tiết giao mùa cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường hô hấp, vì trong thời tiết giao mùa các loại vi rút, vi khuẩn dễ phát triển gây bệnh cho trẻ nhỏ.

    "Thời tiết rét đậm, rét hại, trẻ rất dễ bị ốm, nhiễm lạnh, mắc bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, nhất là với những trẻ phải đến trường trong ngày lạnh", BS Diên cho hay.

    Chính vì thế để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết chuyển lanh, phụ huynh cần lưu ý đeo khẩu trang, đội mũ ấm đầu khi đưa trẻ đến trường, tránh trẻ bị nhiễm lạnh. 

    Tuy nhiên, không phải ủ ấm càng kỹ là càng tốt, việc làm này đôi khi có thể gây thêm bệnh cho trẻ. Bởi thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết đột ngột. Khi mặc quá kín, ủ quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, ngực, đầu rồi ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi... Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da khiến trẻ bứt rứt, khó chịu.

    Ngoài ra, trời lạnh cha mẹ thường có thói quen giữ trẻ trong nhà kín gió, không cho ra ngoài. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến trẻ thiếu vitamin D, giảm sức đề kháng, dễ lây các bệnh truyền nhiễm.

    screen shot 2024 01 23 at 154654 17059996789251638074844
    Cha mẹ chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khoẻ cho con khi trời chuyển lạnh để hạn chế các bệnh về hô hấp

    Để phòng, chống các bệnh thường gặp vào mùa đông, trong những ngày thời tiết lạnh sâu, cha mẹ cần chủ động theo dõi nhiệt độ thời tiết trong ngày; trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu, hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống quá thấp, không gian trong nhà cần được đóng cửa kín cẩn thận không để gió lùa. Đặc biệt, hằng ngày cho trẻ vệ sinh mũi, họng, vệ sinh thân thể, tắm ở phòng kín tránh gió lùa...

    Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cũng cần được bảo đảm đủ dinh dưỡng, bổ sung rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng. Không nên cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh, nhất là uống nước lạnh.

    XEM THÊM: Cụ bà hơn 90 tuổi mang 2 khối u nang buồng trứng xoắn kích thước lớn

    Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung bộ; ở khu vực vùng núi cao phía bắc một số nơi đã xuất hiện băng giá. Trên vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 9; phía bắc của Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, có nơi cấp 8.

    Dự báo, đêm 23/1 và ngày 24/1, không khí lạnh tăng cường mạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - cấp 5, giật cấp 6.

    Theo dự báo, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể kéo dài đến khoảng ngày 28/1.

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ret-dam-ret-hai-dai-ngay-phu-huynh-sot-ruot-lo-so-con-nhap-vien-a608372.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan