(ĐSPL) - Khi ông chủ của nhiều công ty hoan hỷ vì phất lên qua một đêm nhờ đánh cắp công nghệ, kỹ thuật của các đối thủ cạnh tranh thì ở Nhật Bản, hàng nghìn người từng rơi vào cảnh mất việc làm chỉ sau một lần kế toán trưởng của công ty họ đi khám răng…
Sử dụng điệp viên đánh cắp công nghệ?
Bộ Tư pháp Mỹ vừa buộc tội 6 công dân Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại từ các công ty công nghệ Avago và Skyworks Solutions của Mỹ. Theo Reuters, Giáo sư Zhang Hao của đại học Thiên Tân, Trung Quốc, cùng với hai giáo sư khác của nước này đã bị buộc tội đánh cắp công nghệ không dây (vốn được dùng trong điện thoại di động, máy tính bảng) khi đang làm việc và học tập tại Mỹ.
Joya Williams, người đã bán bí mật của Coca-Cola cho Pepsi-Cola. |
Ngoài ba giáo sư, bốn công dân khác của Trung Quốc cũng bị buộc tội đánh cắp công nghệ không dây kể trên. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên các du học sinh Trung Quốc bị tố cáo là đánh cắp bí mật khoa học, công nghệ trong thời gian đang học ở các nước trên thế giới. Nhiều công ty Mỹ được cho là đã bị các du học sinh nước này đánh cắp thông tin.
Các doanh nghiệp Pháp cũng bị gián điệp kinh tế đe dọa nghiêm trọng không kém doanh nghiệp Mỹ. Theo cơ quan phản gián Pháp, cứ bảy tiếng lại có một doanh nghiệp của Pháp bị gián điệp tấn công. Thủ đoạn của các gián điệp này cực kỳ tinh vi như giả lạc đường để lén chụp hình các dây chuyền lắp ráp, dùng phần mềm gián điệp để xâm nhập vào hệ thống máy tính các công ty.
Đặc biệt, năm 2014, người ta cũng phát hiện một người lạ mặt trong đoàn tham quan một đơn vị sản xuất đang tẩm ướt chiếc cà-vạt của mình, được may đệm thêm một lớp xốp, trong một dung dịch hóa chất. Hoặc trong một sự cố khác, người ta đã phát giác ra kẻ gián điệp đã giấu những miếng nam châm trong miếng lót giày để thu nhặt những phần tử kim loại quý trong một nhà máy luyện kim.
Gián điệp công nghệ đã khiến nhiều công ty phất lên nhanh chóng. Chẳng hạn, năm 2000, một công ty Ý bất ngờ cho ra lò những sản phẩm giống hệt loại áo sợi độc quyền khiến cả làng thời trang thế giới lên cơn “sốt” của công ty dệt may Linon, Anh.
Để ra được sản phẩm này, công ty Linon đó phải nghiên cứu trong 20 năm với chi phí tới 50 triệu USD nên giá thành sản phẩm khá đắt. Nhưng vì đánh cắp công nghệ, sản phẩm của công ty Ý được bán với giá rẻ hơn nên thu hút người mua. Vì lẽ đó mà doanh thu của công ty Ý trở thành điều thèm muốn với bất cứ ông trùm thời trang nào.
Dẫu vậy, đây không phải là hiện tượng hiếm hoi trên thế giới. Ngày nay, thế giới còn hình thành cả thuật ngữ “phát triển phồn thịnh nhờ công nghệ ăn cắp”.
Phòng khám răng “chết người”
Ngược với sự phát triển thịnh vượng của các công ty đánh cắp công nghệ, các khổ chủ bị gián điệp kinh tế tấn công lại rơi vào cảnh khốn đốn, Recon Optical là một ví dụ. Năm 1986, công ty kinh doanh trong lĩnh vực quân sự của Mỹ tại
Trong quá trình làm việc, bằng cách nào đó, ba sỹ quan quân sự của Israel đã lấy trộm hơn 50.000 trang thông tin công nghệ sản xuất về các kỹ thuật trong quá trình mài kính của Recon Optical. Ba người này đã chuyển thông tin về nước cho một công ty cạnh tranh với Recon tên là El Op Electro-Optics Industries.
Việc đánh cắp được loại công nghệ này góp phần quyết định trong việc chế tạo ra kính vệ tinh chịu lực đầu tiên Ofek-3 của
Nhưng đáng kể nhất trong các vụ thiệt hại do gián điệp kinh tế, phải kể đến hãng Nagoia –Vinner ở Nhật. Năm 1998, dù gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưng lãnh đạo công ty Nagoia- Vinner giữ kín tình trạng tài chính của hãng và tiếp tục vay nợ ngân hàng.
Các ngân hàng nghi ngờ và đã nhờ đến dịch vụ theo dõi. Ban đầu việc theo dõi đi vào ngõ cụt, nhưng khi viên kế toán trưởng của hãng bỗng nhiên bị đau răng, vị bác sỹ nha khoa đã đặt vào răng giả của người này một máy phát tí hon, có thể truyền đi tất cả các cuộc nói chuyện có viên kế toán trưởng tham dự.
Và sự thật về công ty đã phơi bày trong các cuộc trò chuyện được chiếc máy kia ghi lại. Các ngân hàng lập tức ngừng cho vay, hãng Nagoia –Vinner phá sản tức thì. Và hàng nghìn nhân viên của công ty phần mềm này bỗng chốc rơi vào cảnh thất nghiệp.
Thu Hương
Xem thêm video:
[mecloud]KVXwN8jgnS[/mecloud]