+Aa-
    Zalo

    Rác thải điện tử sẽ tự hủy khi hết hạn sử dụng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Phát triển các linh kiện điện tử có khả năng tự huỷ là một thành công lớn về mặt bảo vệ môi trường của các nhà khoa học.

    (ĐSPL)- Trên toàn cầu, rác thải điện tử tạo thành một "mỏ thành thị”có giá trị, một kho vật liệu tái chế đầy tiềm năng. Đồng thời, hàm lượng rác thải điện tử nguy hiểm cũng tạo ra một "mỏ chất độc" cần được quản lý cực kỳ cẩn thận. Thế nên việc phát triển các linh kiện điện tử có khả năng tự huỷ là một thành công lớn về mặt bảo vệ môi trường của các nhà khoa học.

    Linh kiện điện tử có khả năng tự hủy

    Năm 2013, tổng lượng rác thải điện tử được ghi nhận là 39,8 triệu tấn. Năm 2014, đã có 41,8 triệu tấn rác điện tử - chủ yếu là tủ lạnh, máy giặt, rác thải công nghệ, rác điện tử, tái chế, tái chế pin, tái chế điện thoại di động và các thiết bị gia dụng khác hết thời hạn sử dụng - bị bỏ đi (báo cáo của Đại học LHQ, chi nhánh giáo dục và nghiên cứu của LHQ), và theo xu hướng hiện tại, con số tương ứng có thể đạt mốc 50 triệu tấn vào năm 2018.

    Gần 60\% rác thải điện tử tính theo trọng lượng đến từ các thiết bị nhà bếp, phòng tắm và giặt ủi, và 7\% do điện thoại di động, máy tính cá nhân và máy in bị vứt bỏ tạo ra.

    Đứng trước nguy cơ bị rác thải điện tử trở thành mối nguy hại đối với con người, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát minh ra ý tưởng nhằm loại bỏ rác thải điện tử ra khỏi cuộc sống con người. Và một công trình khoa học đã được được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã phát triển từ ý tưởng các thiết bị điện tử bị hoà tan trong nước vào cuối vòng đời, họ đã nghĩ ra một phương pháp mới để phá huỷ chúng, đó là sử dụng axit, với “đòn bẩy” là nhiệt độ cao.

    Nguyên lý của phương pháp này khá đơn giản. Đó là họ sẽ hoà trộn các giọt axit nhỏ li ti, với nồng độ thấp cùng với chất sáp, rồi phủ lên mặt của các mạch điện tử.

    Khi thiết bị điện tử hết hạn sử dụng, nhiệt độ sẽ khiến chất sáp bị tan chảy, axit chảy vào thiết bị và hoà tan chúng.

    Thời gian để các thiết bị bị kích ứng nhiệt và phân rã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ dày sáp, nồng độ axit và nhiệt độ. Điều này giúp các nhà khoa học có thể kiểm soát được chính xác hơn quá trình phá huỷ một thiết bị nào đó.

    Các nhà nghiên cứu cho biết có thể chế tạo thiết bị hòa tan trong vòng ít nhất 20 giây hoặc lên đến vài phút sau khi kích ứng nhiệt.

    Việc bao phủ các linh kiện bằng sáp có nhiệt độ tan chảy khác nhau có thể cho ra đời các thiết bị phân hủy theo một loạt các bước xác định. Điều này cho phép kiểm soát thời gian hoạt động của các linh kiện cụ thể, cung cấp cho các thiết bị khả năng cảm biến và phản ứng với các điều kiện môi trường của thiết bị.

    Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh khủng khiếp về rác thải điện tử tại châu Phi

    Mặc dù chỉ thải ra số lượng rác thải điện tử thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới thế nhưng châu Phi lại trở thành "nghĩa địa" rác thải điện tử khổng lồ của các nước phương Tây.

    Đây là một phần của bãi rác điện tử Agbogbloshie ở Accra, thủ đô của Ghana.

    Hàng triệu tấn phế thải điện tử được xuất khẩu trái phép châu Phi, tạo ra những "nghĩa địa" điện tử khổng lồ và vô cùng ô nhiễm. 

    Những "ngọn núi" rác điện tử khiến nguồn nước xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng

    Những "ngọn núi" rác điện tử khiến nguồn nước xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân và công nhân sống dựa vào những món đồ phế thải để kiếm bát cơm manh áo.

    Những chiếc ti vi, máy tính và bàn phím hỏng được chuyển tới các quốc gia Tây Phi như Ghana bởi việc tái chế tại các quốc gia này thường rẻ hơn ở các quốc gia Châu Âu.

    41 triệu tấn rác thải điện tử giá trị hơn 34 tỉ bảng Anh đã bị vứt bỏ trên toàn cầu trong năm 2014, theo báo cáo của Đại học Liên Hiệp Quốc. Trong số đó chỉ có 6 triệu tấn được tái chế đúng cách.

    Phân loại rác thải điện tử là nghề kiếm cơm của đa số người dân nơi đây

    Những bãi rác khổng lồ - nguyên nhân chính khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Mặc dù lượng rác thải điện tử mà Ghana thải ra rất ít so với Anh nhưng quốc gia này vẫn trở thành 1 trong những "nghĩa địa" rác điện tử lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát ở Châu Phi.

    Đức An (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rac-thai-dien-tu-se-tu-huy-khi-het-han-su-dung-a97301.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.