(ĐSPL)- Theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/7/2016 sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thải bỏ từ rác điện tử nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho người dân.
Theo quy định, rác thải điện tử được xem là rác thải công nghiệp, có loại là chất thải nguy hại nên cần phải được quản lý. Tuy nhiên, do các địa phương chưa thực hiện việc thu gom rác điện tử từ hộ dân nên hiện chưa có số liệu thống kê mỗi năm lượng rác điện tử tại Việt Nam là bao nhiêu, được xử lý như thế nào.
Rác điện tử có nhiều kim loại nặng khá độc hại như chì, thủy ngân…, nếu phát tán ra môi trường sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, để quản lý một cách chặt chẽ, từ ngày 1/7, các sản phẩm thải bỏ sau sẽ bắt đầu được thu hồi theo quy định của Thủ Tướng Chính Phủ: Ắc quy và pin, Thiết bị điện, điện tử gồm bóng đèn compact, bóng đèn huynh quang, máy vi tính,máy in, máy fax, máy scanner, máy quay phim chụp ảnh, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa, máy photocopy, Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa; Dầu nhớt các loại, Săm lốp các loại.
Theo quy định, rác thải điện tử được xem là rác thải công nghiệp, có loại là chất thải nguy hại nên cần phải được thu hồi để quản lý. |
Khi tiến hành thu hồi yêu cầu người tiêu dùng nghiêm túc chấp hành và có trách nhiệm tự chuyển đến địa điểm tập kết hoặc giao các sản phẩm thải loại cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo quy định.
Riêng nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất; tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu;...
Cơ sở phân phối có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại cơ sở của mình theo đề nghị của nhà sản xuất; lưu giữ các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi theo quy định;...
Quyết định này có hiệu lực từ 15/7/2015.
Mặc dù trước đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên cũng chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát, điều tra khoảng 20 loại sản phẩm, trong đó có những loại phổ biến như điện thoại, tivi, tủ lạnh…”
Theo các nhà quản lý môi trường cho biết: “Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã thực hiện nhiều phỏng vấn theo kiểu “dây chuyền”, từ hộ dân đến người mua ve chai rồi vựa phế liệu, nơi tái chế nhận thấy các sản phẩm điện tử thải bỏ thường được người buôn ve chai rã ra bán cho những người thu gom theo từng loại. Sau đó cái nào tận dụng lại được thì họ sửa chữa, còn dùng không được thì gom lại bán sang Trung Quốc".
Vì vậy để kiểm soát cũng như tiến hành thu hồi rác điện tử thải bỏ có hiệu quả cần phải có những quy định thật cụ thể, phải dự đoán được các tình huống có thể xảy ra. Ví dụ, có thể nhà sản xuất lấy lý do thu hồi sản phẩm cũ để tăng giá sản phẩm mới. Hay chuyện thu hồi sản phẩm người dân có phải chi trả khoản tiền nào không... Đây là những vấn đề cần phải được làm rõ trước khi thực hiện thu hồi.
Đức An(Tổng hợp)
Xem thêm video:[mecloud]PIkdN9o74K[/mecloud]