+Aa-
    Zalo

    Ra mắt Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) là tổ chức quản lý tập thể quyền của nghệ sĩ biểu diễn trong lĩnh vực âm nhạc.

    (ĐSPL) - Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) là tổ chức quản lý tập thể quyền của nghệ sĩ biểu diễn trong lĩnh vực âm nhạc. 

    Theo chia sẻ của NSND Thanh Hoa - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) thì đây là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các nghệ sĩ; là đại diện tập thể bảo vệ quyền biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1813/QĐ-BNV ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.

    Dựa trên các nguyên tắc cơ bản: tự nguyện, phi chính phủ, phi lợi nhuận, công khai, công bằng, minh bạch, chính xác, tuân thủ pháp luật và Điều lệ hoạt động, APPA là nơi hội tụ những tài năng nghệ thuật, là nơi sinh hoạt, trao đổi, giao lưu về niềm đam mê nghệ thuật của các nghệ sĩ – diễn viên âm nhạc.

    Không những vậy, đây còn là nơi đào tạo và giúp đỡ các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn, là bệ phóng cho các tài năng âm nhạc; tôn vinh những tài năng nước nhà trong lao động nghệ thuật biểu diễn âm nhạc bằng việc tổ chức các giải thưởng hàng năm. 

    Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi họp báo.

    Tham dự và phát biểu tại buổi họp báo ra mắt Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên cho biết: "Với một ban chấp hành mới do NSND Thanh Hoa làm chủ tịch và dàn lãnh đạo uy tín, tôi tin rằng, hội ta sẽ hoạt động hiệu quả và bảo vệ được quyền của nghệ sĩ biểu diễn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp âm nhạc nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung".

    Thông qua hoạt động của mình, APPA phục vụ lợi ích chung của xã hội, có thể đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và tăng cường nếp sống văn hóa tôn trọng pháp luật, bảo đảm sự lành mạnh cho thị trường hội nhập, hỗ trợ bổ sung cho hoạt động thực thi quyền biểu diễn và khuyến khích hoạt động sáng tạo, đầu tư trong ngành công nghiệp biểu diễn.

    Chính thức thành lập từ 1/12/2015, Appa - Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam là tổ chức quản lý tập thể quyền của nghệ sĩ biểu diễn trong lĩnh vực âm nhạc. APPA không chỉ bảo vệ quyền biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc, mà mong muốn bảo vệ hình ảnh và uy tín của người nghệ sĩ trên các phương diện thông tin đại chúng bằng thỏa thuận hợp tác với Trung ương Hội nhà báo Việt nam, Hội luật gia Việt Nam, Cục an ninh mạng C50 Bộ Công An và các đơn vị khác. Hình ảnh nghệ sĩ âm nhạc của APPA sẽ trở nên đẹp một cách toàn diện nhất khi tới với công chúng.

    Ban lãnh đạo Appa ngoài các tên tuổi có uy tín, thâm niên trong hoạt động văn hóa nghệ thuật như NSND Thanh Hoa; NSƯT Hà Thủy; NSND Thanh Tâm; NS Kim Xuân Hiếu; ca sỹ Tân Nhàn; NS Bùi Công Duy; NSƯT Thanh Trà; NSND Trần Thị Mơ; Phó Tổng thư ký Phan Huyền Thư; Tổng thư ký Phạm Từ Liêm…còn có những gương mặt ca sỹ; nhạc sỹ có mức độ ảnh hưởng đến một số đông người yêu nhạc tại Việt Nam như NS Lê Quang (Phó Chủ tịch); ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng; NSƯT Thanh Lam…

    Nghị định Số: 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Số: 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật Dân sự. Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan:

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:

    1. Bổ sung các khoản 11, 12, 13, 14 và 15 Điều 4 như sau:

    “11. Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam là tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.

    12. Công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.

    13. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm.

    14. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn thực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng.

    15. Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả cho tổ chức phát sóng.

    Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Tiểu Quỳnh

    Photo: Nguyễn Thành


    Mời độc giả xem thêm video giải trí:

    [mecloud]ra8yvfX9GL[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ra-mat-hoi-bao-ve-quyen-cua-nghe-si-bieu-dien-am-nhac-a171796.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan