+Aa-
    Zalo

    Quy trình tiếp theo sau khi ông Trump bị truy tố ở New York

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông Donald Trump mới đây đã trở thành cựu tổng thống đầu tiên của Mỹ bị truy tố về một khoản tiền trả cho ngôi sao phim người lớn để cô giữ im lặng.

    Ngày 30/3 (giờ địa phương), đại bồi thẩm đoàn Mahattan (New York, Mỹ) đã bỏ phiếu quyết định truy tố cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về khoản tiền ông chi cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels để cô giữ im lặng về quan hệ với ông. Vụ dàn xếp trên diễn ra trong thời điểm ông Trump đang tranh cử tổng thống hồi năm 2016. 

    Đến thời điểm hiện tại, cáo trạng vẫn đang được niêm phong. Đây là lần đầu tiên một cựu tổng thống Mỹ bị truy tố hình sự.

    Theo đại viện văn phòng công tố viên Mahattan Alvin Bragg, lực lượng chức năng đã liên lạc với đội ngũ pháp lý của cựu tổng thống để sắp xếp các bước tiếp theo.

    Tại New York, bất kỳ bị cáo nào, dù giàu hay nghèo, cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ quy trình khi bị truy tố bao gồm lăn vân tay và chụp ảnh, trả lời các câu hỏi cơ bản như ngày sinh và sau đó nhận cáo buộc. Theo đó, các bị cáo sẽ thường bị tạm giữ vài giờ đồng hồ.

    Thời giam bị tạm giữ giữa các bị cáo sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian thực hiện từng bước trong quy trình truy tố hay liệu họ có bị còng tay khi bắt hay không, cũng như nhiều vấn đề cụ thể khác. Phần lớn thời gian tạm giam phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc và liệu các bị cáo có tự nguyện ra đầu thú hay không.

    Tuy nhiên, việc một cựu tổng thống Mỹ, nhận được sự bảo vệ của Mật vụ Mỹ, bị truy tố là chưa từng có tiền lệ. Các mật vụ được giao nhiệm vụ bảo vệ cựu tổng thống cho đến khi các cựu tổng thống nói họ không cần làm vậy. Với trường hợp của ông Trump, các đặc vụ sẽ phải ở cạnh ông gần như toàn bộ thời gian.

    Jeremy Saland, luật sư bào chữa và cựu công tố viên ở Manhattan, nhận xét: "Đây sẽ là một vụ xét xử độc đáo". 

    Nếu ông Trump ra đầu thú, đó sẽ là một cuộc dàn xếp cẩn trọng và nhanh chóng. Ông có thể sẽ sớm được trả tự do mà không cần bảo lãnh (như phần lớn các vụ việc ở New York). Các vấn đề sau đó chủ yếu là về an ninh. Theo ông Saland, không nhiều khả năng cựu tổng thống bị còng tay và áp giải trên đường phố.

    Luật sư Mahattan chỉ ra phần lớn bị cáo sẽ được thông báo về một bản cáo trạng hoặc một vụ bắt giữ sắp xảy ra, theo đó họ thường sắp xếp để tự ra đầu thú trước. Việc này sẽ giúp quá trình bắt giữ và truy tố diễn ra trơn tru và giúp họ có thêm cơ sở được tại ngoại.

    Cựu giám đốc tài chính Tập đoàn Trump Allen Weisselberg từng tự ra đầu thú ở toà án trước giờ làm việc khi bị truy tố vì tội gian lận thuế vào năm 2021. Các luật sư của ông Weisselberg cho biết mục đích của hành động trên là để "vụ việc không trở thành một cơn sốt truyền thông".

    Theo luật sư của ông, ông Weisselberg được đưa đến "phòng tạm giữ", được thẩm vấn về khả năng được thả và các thủ tục khác. Sau đó, ông Weisselberg nghe đọc cáo trạng và được tại ngoại sau khoảng 8 giờ tạm giữ.

    Tuy nhiên, ngay cả khi được dàn xếp, đó vẫn là một vụ bắt giữ. Bị cáo sẽ phải giao nộp lại điện thoại di động, một số vật dụng cá nhân khác. Các luật sư thường khuyên thân chủ của họ nên tuân theo thủ tục và tránh nói quá nhiều.

    Gianni Karmily, một luật sư bào chữa ở New York và Long Island, cho biết: "Tốt nhất là không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Bạn cho rằng bạn đang tự bảo vệ mình nhưng họ có thể sử dụng chính những lời nói này chống lại bạn khi ra toà. Bởi vì trong khoảnh khắc đó, bạn bị cuốn theo cảm xúc, bạn mất bình tĩnh và lo lắng".

    Cũng có nhiều vụ bắt giữ không được lên kế hoạch từ trước từng diễn ra ở New York, bao gồm cả vụ bắt giữ những nhân vật nổi tiếng. Cụ thể vào năm 2011, giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế lúc bấy giờ và ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Pháp Dominique Strauss-Kahn đã bị đưa khỏi máy bay tại Sân bay Kennedy vì cáo buộc tấn công tình dục một nhân viên khách sạn.

    Ông Strauss-Kahn, người cho biết cuộc gặp gỡ của ông với người phụ nữ là có sự đồng thuận, đã trải qua khoảng 36 giờ bị thẩm vấn, tạm giữ, trải qua nhiều cuộc kiểm tra khác nhau và không được bảo lãnh. Sau nhiều ngày bị tạm giữ, ông Strauss-Kahn mới được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 1 triệu USD, dưới sự quản thúc tại gia của các lính canh có vũ trang. Các công tố viên Manhattan cuối cùng đã hủy bỏ vụ án hình sự chống lại ông Strauss-Kahn, người sau đó đã dàn xếp một vụ kiện dân sự với người tố cáo ông.

    Minh Hạnh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/quy-trinh-tiep-theo-sau-khi-ong-trump-bi-truy-to-o-new-york-a451696.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cựu Tổng thống Trump bị truy tố

    Cựu Tổng thống Trump bị truy tố

    Đại bồi thẩm đoàn New York (Mỹ) đã bỏ phiếu truy tố cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về khoản tiền ông đưa cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels trong cuộc bầu cử năm 2016.