Cùng với kiếm tiền thì những quy tắc về tiền bạc sau giúp bạn sống an nhàn không bị gánh nặng cơm áo gạo tiền.
Tự chủ về tài chính là điều ai cũng hướng đến khi bạn có thể làm tất cả những gì mình mong muốn mà không cần lo lắng quá nhiều về tiền bạc bởi tình hình tài chính của bạn vẫn ở mức rất tuyệt vời. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, bạn cần có chiến lược riêng thiết lập kế hoạch tài chính.
Các quy tắc quan trọng cần tuân thủ khi tiết kiệm tiền
Chia tỷ lệ phần trăm cụ thể là bước quan trọng khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh phù hợp khi thu nhập và lợi nhuận tăng hoặc giảm theo thời gian mà không ảnh hưởng đến sinh kế. Trong trường hợp thu nhập tăng, bạn cũng không nên tăng tỷ lệ chi tiêu mà cần tăng phần trăm tiết kiệm nếu nhận thấy vẫn còn khoản dư sau khi đã thanh toán thuế và chi phí cho cuộc sống.
Cất trữ các vật phẩm quý giá cũng là cách lý tưởng để tiết kiệm tiền. Bạn có thể trữ vàng, bạc, kim cương hoặc bất kì vật phẩm có giá trị không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Bài toán về tỷ lệ tiết kiệm trong từng giai đoạn
1. Giai đoạn bắt đầu sự nghiệp
Việc tiết kiệm rất khó có thể ưu tiên với những người ở độ tuổi 20. Khi mới bắt đầu sự nghiệp với mức lương khiêm tốn, có thể bạn còn phải chi trả cho nhiều khoản phí phát sinh. Nhưng lập kế hoạch ngân sách đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm đủ cho tương lai và có khả năng độc lập về mặt tài chính tốt. Do đó, bạn buộc phải tiết kiệm 25% tổng thu nhập hàng năm. Điều này có nghĩa là bạn phải trang trải toàn bộ chi phí cho cuộc sống cá nhân (bao gồm khoản cần trả nợ nếu có) với 75% và đảm bảo KHÔNG vượt quá số tiền đó.
2. Giai đoạn đã lập gia đình
So với giai đoạn khi mới bắt đầu sự nghiệp, những người ở độ tuổi 30, 40 và 50 khó có thể tiết kiệm dài hạn vì trách nhiệm cho gia đình và con cái. Vì vậy, tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn là kế hoạch lý tưởng phục vụ cho các trường hợp khẩn cấp và phí giáo dục đại học của con cái. Trong khoảng 5 năm, bạn phải tiết kiệm được một khoản gấp đôi so với thu nhập hàng năm, đó là tối thiểu. Ví dụ: nếu thu nhập hàng năm của bạn là 50.000 đô la, sau khoảng 5 năm, bạn cần tiết kiệm được 100.000 đô la.
Nên lập tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản chính, sau đó ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền vào khoản tiết kiệm mỗi tháng. Việc này sẽ giúp mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn và giảm thiểu sự trì hoãn của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tài khoản tiết kiệm bằng cách mở rộng đầu tư và các nguồn thu nhập.
3. Giai đoạn tư duy về hưu trí
Ở giai đoạn này, bạn đã có thể sử dụng số tiền tiết kiệm để chi tiêu, nghỉ dưỡng hoặc thậm chí tiếp tục lên kế hoạch đầu tư nho nhỏ để tiếp tục tiết kiệm.
Trong trường hợp cần phải vay tiền, hãy chắc chắn rằng bạn đã dành riêng một khoản lương mỗi tháng cho việc thanh toán hết các khoản nợ của mình và giữ tài khoản tín dụng tài chính “sạch sẽ”.
4. Có quỹ khẩn cấp
Khi có việc khẩn cấp xảy ra hoặc bị mất việc làm, để tránh thâm hụt vào tiền tiết kiệm dài hạn dành cho hưu trí, bạn nên lập quỹ tiết kiệm dự phòng riêng. Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, quỹ dự phòng cần đủ để chi trả cho tối thiểu 6 -12 tháng sinh hoạt, đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp…
Đầu tư khôn ngoan bằng cách sử dụng các quy tắc 1/3
Bạn có thói quen mua nhiều quần áo nhưng đều rất bình thường hay giống nhau? Thay vì mua 3 bộ quần áo, bạn nên chọn một bộ đắt tiền, kiểu dáng nổi bật và diện chúng mọi lúc có thể.
Lập kế hoạch cụ thể sau khi nghỉ hưu
Theo cuộc khảo sát độ tin cậy về hưu trí vào năm 2017 do Viện Nghiên cứu Lợi ích Nhân viên (EBRI) thực hiện, chỉ 18% công nhân Mỹ cảm thấy "rất tự tin" họ sẽ có đủ tiền để nghỉ hưu thoải mái.
Để biết bạn cần phải tiết kiệm bao nhiêu, hãy bắt đầu bằng việc ước tính khoản tiền chi tiêu khi nghỉ hưu sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập hiện tại ( với mỗi người Mỹ trung bình là khoảng 80%). Sau khi tính khoản tiết kiệm và chi tiêu hiện tại của bạn, hãy tính đến bất kỳ thay đổi dự kiến nào (ví dụ: giảm chi tiêu nếu bạn phải trả hết tiền nhà). Ngoài ra, nhớ tính cả chi phí cho những thú vui giải trí và đi du lịch khi về hưu.
Tiếp theo, xác định các nguồn thu nhập cố định sẵn có, chẳng hạn như an sinh xã hội hoặc trợ cấp. Trì hoãn và tối đa hoá an sinh xã hội sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Mặc dù các khoản trợ cấp không đáng là bao nhưng vẫn có thể giúp phần nào chi trả chi phí sinh hoạt. Một số người về hưu thậm chí còn có thể tận dụng chiến lược yêu cầu trợ cấp cho vợ hoặc chồng của họ.
Mặc dù an sinh xã hội dành cho người cao tuổi ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng nếu muốn sống thoải mái khi về già, bạn cần phải có một khoản để dành. Khoản này sẽ bao gồm chi phí trong viện dưỡng lão (nếu có), tiền thuê người chăm sóc, thuốc thang và các khoản dự phòng.
Sử dụng “quy tắc 4% đã sửa đổi” khi tiêu tiền
Nhiều người đã quá quen thuộc với "quy tắc rút tiền 4%", theo đó, bạn không được phép tiêu quá 4% số tiền bạn đang có trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, lời khuyên đó đã trở nên lỗi thời và quá lạc quan trong thời đại hiện nay. Theo tờ Morningstar, tỷ lệ an toàn khi rút tiền phải là 2,8% và khi đó bạn phải có ít nhất 50% số tiền đang sinh lãi. Người nghỉ hưu nên tuân theo quy tắc 4% đã sửa đổi và giảm số tiền rút từ trợ cấp hưu trí mỗi năm sau khi có những biến cố lớn về tài chính, lạm phát và các trường hợp tiêu cực khác.
Cố gắng làm việc thêm vài năm nữa
Có rất nhiều lý do tại sao một số chuyên gia đang ủng hộ việc nghỉ hưu muộn. Việc này không chỉ giúp bạn có thêm một khoản thu nhập ổn định trong vài năm mà còn trì hoãn và tăng trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp hưu trí. Trì hoãn nhận trợ cấp an sinh xã hội cho đến tuổi 70 sẽ có lợi vì mỗi năm bạn sẽ nhận được khoản tăng 8% sau khi đến tuổi nghỉ hưu chuẩn (ở Việt Nam là 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).
Nam Anh (T/h)