+Aa-
    Zalo

    "Quy hoạch báo chí đã bước đầu phát huy hiệu quả"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Dù là báo hay tạp chí, việc bám sát tôn chỉ mục đích sẽ tạo nên bản sắc của cơ quan báo chí. Thay vì coi đó là “vòng kim cô”, thì hãy cảm nhận đó là một quyền lợi".

    "Dù là báo hay tạp chí, việc bám sát tôn chỉ mục đích sẽ tạo nên bản sắc của cơ quan báo chí. Thay vì coi đó là “vòng kim cô”, thì hãy cảm nhận đó là một quyền lợi".

    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong bài tham luận của Tổng biên tập tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật Nguyễn Tiến Thanh chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức sáng 12/1 tại Hà Nội. 

    Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng bộ TT&TT cho biết, bức tranh toàn cảnh về các lĩnh vực thuộc quản lý Nhà nước của bộ TT&TT nổi lên rất nhiều điểm sáng tích cực trong suốt 5 năm 2016 - 2020.

    Nói về lĩnh vực báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu báo chí vẫn chỉ đưa tin ai, ở đâu, làm gì, khi nào… thì báo chí vẫn như cách đây hàng trăm năm. Nhưng báo chí phản ánh dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ngấm sâu vào từng người dân, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên... thì khi đó báo chí đã nhận cho mình một sứ mệnh mới.

    Người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh, bất cứ quốc gia nào hóa rồng, hóa hổ thì đều dựa vào sức mạnh tinh thần là chính. Sức mạnh này sẽ được kích hoạt khi quốc gia có giấc mơ lớn, khát vọng lớn.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng.

    Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định khát vọng này. Nhiệm vụ của báo chí là khơi dậy khát vọng này ở tất cả người dân Việt Nam. Và từ khát vọng này biến thành hành động phát triển đất nước.

    Nhìn lại năm 2020, trong lĩnh vực báo chí tuyên truyền, bộ TT&TT đã thực hiện Quy hoạch báo chí theo Quyết định số 362 ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai sắp xếp tinh gọn các cơ quan báo chí. Hiện nay, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí (năm 2016 có 859 cơ quan báo chí).

    Về nội dung này, chia sẻ bài tham luận “Quy hoạch báo chí: Bầu trời trước mặt - con đường dưới chân”, ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng Biên tập tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật –  cơ quan báo chí đi đầu trong việc thực hiện Quy hoạch nhìn nhận rằng - việc quy hoạch báo chí đã bước đầu phát huy hiệu quả.

    Theo đó, những quyết sách mang tính đồng bộ của bộ TT&TT đã góp phần quyết định vào việc triển khai bước đầu thành công quy hoạch báo chí. Với tư cách là một “người trong cuộc” đã nếm trải nhiều thăng trầm trong nghề nghiệp, ông Nguyễn Tiến Thanh nhấn mạnh đến những thách thức đang hiện hữu đối với với báo chí nói chung và quy hoạch báo chí nói riêng.

    “Đề án quy hoạch báo chí có hai nội dung song hành và không tách rời: Quản lý và phát triển. Nói một cách thẳng thắn, cá nhân tôi nghĩ rằng việc xóa bỏ thực trạng tiêu cực cũng là một trong những mục tiêu nằm trong vế “quản lý” của đề án quy hoạch báo chí.

    Tuy nhiên, chắc chắn mục tiêu lớn nhất của việc sắp xếp lại báo chí là để quản lý tốt hơn, qua đó giúp báo chí phát triển, hoàn thành sứ mệnh của báo chí cách mạng. Những hành vi tiêu cực của một bộ phận báo chí thực sự đáng lên án, nhưng nếu doanh nghiệp, địa phương không sai phạm thì họ sao có thể vòi vĩnh, sách nhiễu? Nếu không có nhận thức đúng, việc triển khai quy hoạch báo chí sẽ bị những đối tượng sai phạm, những nhóm lợi ích lợi dụng để cản trở báo chí hoạt động đúng pháp luật”, Tổng biên tập Nguyễn Tiến Thanh nhấn mạnh.

    Ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật chia sẻ bài tham luận tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng.

    Cùng với đó, Tổng biên tập Nguyễn Tiến Thanh cho rằng, dù là báo hay tạp chí, việc bám sát tôn chỉ mục đích sẽ tạo nên bản sắc của cơ quan báo chí. Thay vì coi đó là “vòng kim cô”, thì hãy cảm nhận đó là một quyền lợi.

    “Quyền lợi đó chỉ phát huy hiệu quả và tạo sự công bằng khi các cơ quan quản lý không chỉ thiết lập những đường ray về phạm vi tôn chỉ mục đích để các cơ quan báo chí vận hành đúng hướng, mà còn xây dựng những hàng rào bảo vệ chính đáng cho không gian thông tin riêng của từng cơ quan báo chí”, ông bày tỏ.

    Năm 2021 là năm đầu tiên của một giai đoạn mới. Giai đoạn 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn bản lề để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp và tiến bước trở thành một nước phát triển có thu nhập cao trong 20 năm tiếp theo. Đất nước bay lên bằng đôi cánh: Một bên là khát vọng hùng cường, thịnh vượng, một bên là công nghệ. Ngành TT&TT ý thức được trách nhiệm tiên phong trong việc thực hiện sứ mệnh, đặt ra mục tiêu cao, cải thiện thứ hạng quốc gia trên tất cả các lĩnh vực với cách tiếp cận mới và giải pháp đột phá.

    Theo Người Đưa Tin Pháp Luật 


    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-hoach-bao-chi-da-buoc-dau-phat-huy-hieu-qua-a352417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan