+Aa-
    Zalo

    Quy định về con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2014

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ ngày 08/12/2015, Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực.

    (ĐSPL) - Từ ngày 08/12/2015, Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực.

    Luật Doanh nghiệp 2014 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, đưa nhiều quy định mới đi vào thực tiễn, trong đó có quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp - một trong những vấn đề có tính cải cách mạnh mẽ nhất của văn bản luật này.

    Doanh nghiệp được chủ động khắc dấu

    Một số điểm liên quan đến con dấu doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

    - Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

    Dự thảo Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đã cụ thể hóa nguyên tắc về con dấu quy định tại Luật Doanh nghiệp: doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, nội dung, hình thức con dấu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như việc quản lý, sử dụng con dấu và các thay đổi có liên quan.

    Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu

     - Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp:

    Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

    Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

    Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.

    - Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:

    Theo quy định tại bản Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua, nội dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

    Như vậy, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định; tuy nhiên, lưu ý rằng, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Như vậy, từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Việc quản lý và sử dụng con dấu

    Chính phủ vừa ban hành nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu.

    Theo đó, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:

    - Các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

    - Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

    Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

    - Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.

     Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]A6of0Z4eet[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-dinh-ve-con-dau-theo-luat-doanh-nghiep-2014-a116419.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.