Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đang lên kế hoạch đề xuất bãi bỏ các quy định về việc nhà cung cấp dịch vụ internet phải bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Trước đó, vào hồi tháng 10/2016, Barack Obama đã ký thông qua nghị quyết yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải kiểm tra chặt chẽ hơn những trang web nhằm đảm bảo tính riêng tư của khách hàng.
Thượng nghị sĩ Jeff Flake từ Arizona đã đưa ra đề nghị hôm 7/3 với sự ủng hộ của 34 thượng nghị sĩ – số lượng đủ để Quốc hội bãi bỏ các quy định liên bang được phê chuẩn gần đây. Đại diện Marsha Blackburn của Tennessee, người đứng đầu một ban giám sát về viễn thông cũng đã giới thiệu một biện pháp khác vào hôm 8/3.
Tuần trước, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã tạm thời ngăn một số quy tắc này có hiệu lực. Việc hạn chế hoặc bãi bỏ quy định này có thể được coi như chiến thắng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet như AT & T Inc, T. Comcast Corp và CMCSA.Orv và Verizon Communications Inc (VZ.N).
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất hủy bỏ quy tắc bảo vệ dữ liệu người dùng được thông qua dưới thời chính quyền Obama. Ảnh: Reuters |
Các quy tắc, trên thức tế có hiệu lực từ 2/3, buộc các nhà cung cấp internet cần phải có sự đồng ý của người dùng trước khi sử dụng thông tin địa lý, tài chính, sức khoẻ, và lịch sử web để quảng cáo cũng như tiếp thị nội bộ.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) Ajit Pai nói với ủy ban của Thượng viện hôm 8/4 rằng người dùng vẫn sẽ có sự bảo vệ sự riêng tư ngay cả khi không có các quy định của chính quyền Obama.
Các ủy viên Đảng Cộng hòa, bao gồm cả Pai xác nhận những quy tắc được thông qua vào tháng 10/2016 không công nhận trang web như Facebook Inc (FB.O), Twitter Inc (TWTR.N) hoặc đơn vị Alphabet Inc (GOOGL.O) có khả năng thu thập dữ liệu nhiều hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Hiệp hội Công dân Mỹ đã chỉ trích đề nghị từ phía nghị sĩ Đảng Cộng hòa. "Với động thái này, Quốc hội về cơ bản là cho phép các công ty như Comcast, AT & T, và Verizon bán thông tin cá nhân của người dùng", luật sư Neema Singh Guliani nói.
Nhà Trắng hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề trên.
(Theo Reuters)