(ĐSPL) - Pokemon Go đã lọt vào danh sách đen của Boeing, cùng với hàng tá các phần mềm bloatware bị cấm khác tại công ty này.
Báo Tri thức Trực tuyến dẫn nguồn tin cho hay, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ vừa ban hành lệnh cấm chơi Pokemon Go tại văn phòng do nhân viên không ngừng chơi tựa game này trong giờ làm việc.
Thay vì chú tâm vào nhiệm vụ được giao, nhiều nhân viên lại đổ đi săn Pokemon. Một trường hợp bị thương khi chơi game này tại Boeing đã được ghi nhận.
Theo BGR, Pokemon Go đã lọt vào danh sách đen của Boeing, cùng với hàng tá các phần mềm bloatware bị cấm khác tại công ty này.
Nhiều khả năng các công ty công nghệ cao khác cũng sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn như Boeing nhằm hạn chế rủi ro khi nhân viên bị xao nhãng bởi những linh thú ảo.
Pokemon Go vừa được phát hành cách đây vài tuần và nhanh chóng gây cơn sốt trên toàn cầu. Tuy vậy, chỉ mới một vài nước "phủ sóng" Pokemon và hàng loạt các rắc rối về an ninh, quyền riêng tư hay giao thông đã xuất hiện.
Đã có trường hợp bị thương, bị cướp hoặc nguy hiểm đến tính mạng khi chơi Pokemon Go.
Pokemon Go đã lọt vào danh sách đen của Boeing, cùng với hàng tá các phần mềm bloatware bị cấm khác tại công ty này. |
Cẩn trọng với các ứng dụng Pokemon GO giả mạo
Các chuyên gia bảo mật vừa đưa ra lời cảnh báo cho người dùng trước việc xuất hiện những ứng dụng Pokemon GO giả mạo ứng dụng chính có chứa mã độc tấn công khách hàng, theo Engadget.
Báo cáo từ hãng bảo mật ESET cho biết, sự phổ biến của Pokemon GO trở thành mục tiêu cho các nhà phát triển phần mềm độc hại. Ít nhất ba ứng dụng giả mạo Pokemon GO đã được phát hiện trên Google Play Store kể từ khi game ra mắt, và một trong số đó được xác định là rất đáng lo ngại cho người sử dụng.
Cụ thể hơn, ứng dụng có tên Pokemon GO Ultimate trông rất giống ứng dụng chính thức, nhưng sau khi người dùng cài đặt lên thiết bị nó sẽ đổi tên lại thành PI Network. Khởi chạy ứng dụng ngay lập tức sẽ khiến điện thoại bị khóa, không sử dụng được cho đến khi pin cạn, hoặc thiết bị được khởi động lại thông qua Android Device Manager.
Sau khi điện thoại khởi động lại, ứng dụng ẩn mình và tạo ra các quảng cáo kiếm tiền bằng cách đặt quảng cáo ẩn ngay trong chế độ nền. Theo ESET, đây là điều rất nguy hiểm, có thể xem là mối đe dọa có mức độ nguy hiểm chỉ sau mã độc tống tiền (ransomware).
Kiểm tra hai ứng dụng giả mạo Pokemon GO khác trong thời gian ngắn thấy rằng nó tạo ra các thông điệp bảo mật giả mạo, cố gắng để đánh lừa người dùng trả tiền cho một dịch vụ loại bỏ virus không tồn tại.
Hiện tại cả ba ứng dụng giả mạo Pokemon GO đã được gỡ bỏ khỏi Google Play Store, nhưng mọi người cần cảnh giác khi sẽ ngày càng nhiều ứng dụng tương tự có thể xuất hiện trong thời gian tới. Khi tải game, người dùng cần đảm bảo rằng mình đang tải ứng dụng thực trước khi ra ngoài bắt sinh vật Pokemon.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin