+Aa-
    Zalo

    Phúc Long kinh doanh ra sao trước khi "bắt tay" với ông vua bán lẻ VinCommerce

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước khi hợp tác với VinCommerce để phát triển mô hình “Kiosk Phúc Long”, Phúc Long có doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vỏn vẹn vài tỷ đồng.

    phuc long lam an ra sao truoc khi bat tay voi ong vua ban le vincomere dspl
    Một cửa hàng Phúc Long bên trong siêu thị VinMart+. Ảnh: PLO

    Thông tin Công ty TNHH The Sherpa - một Công ty thành viên của Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN), ký kết thỏa thuận mua lại 20% vốn tại Công ty CP Phúc Long Heritage - chủ sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những chuỗi bán lẻ trà và cà phê lớn nhất Việt Nam hiện nay khiến dư luận không khỏi xôn xao.

    Trong diễn biến liên quan, một công ty thành viên khác của Masan là VinCommerce hợp tác với Phúc Long triển khai mô hình "Kiosk Phúc Long" thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.

    Mô hình trên góp phần mang các thức uống trà và cà phê thương hiệu Phúc Long đến người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời được kỳ vọng giúp thu hút giới trẻ đến mua sắm tại các cửa hàng VinMart+.

    Với sự hợp tác này, Phúc Long sẽ phải chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng VinMart+.

    Được biết, thương vụ trên có giá trị 15 triệu USD. Như vậy, Masan đã định giá doanh nghiệp sở hữu chuỗi trà sữa Phúc Long vào khoảng 75 triệu USD (hơn 1.700 tỷ đồng).

    Phúc Long Heritage mới được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực buôn bán trà và cà phê, với vốn điều lệ 260 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp này do ông Lâm Bội Minh- người sáng lập Phúc Long, sở hữu 94,5% vốn ban đầu và giữ chức Tổng Giám đốc.

    Theo tìm hiểu, chuỗi bán lẻ trà và cà phê Phúc Long được thành lập năm 1968 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đến những năm 1980, doanh nghiệp này mới chuyển sang kinh doanh đồ uống vào năm 2012 từ 3 cửa hàng truyền thống tại TP.HCM.

    Hiện, thương hiệu này sở hữu khoảng 80 cửa hàng trên cả nước, tập trung chính tại TP.HCM, Hà Nội và là một trong những chuỗi trà, cà phê lớn trên thị trường.

    Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, trong năm 2019 Phúc Long ghi nhận 779 tỷ đồng doanh thu, tăng 65% so với năm 2018.

    Hai năm trước đó, doanh thu của chuỗi cũng tăng trưởng ở mức hai chữ số, lần lượt đạt 39% và 25%.

    Nếu so với doanh thu các chuỗi cà phê lớn trên thị trường hiện nay, Phúc Long chỉ xếp sau Highlands Coffee (doanh thu 2.199 tỷ đồng năm 2019) và tương đương với Starbucks (783 tỷ đồng) hay The Coffee House (863 tỷ đồng).

    Tuy nhiên, cũng giống như những thương hiệu trà, cà phê lớn khác, dù doanh thu hàng trăm tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế của Phúc Long chỉ ghi nhận vỏn vẹn khoảng vài tỷ đồng.

    Trong năm 2019, chuỗi đồ uống này đạt 20 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi các năm trước đó con số chỉ khoảng 2-4 tỷ đồng

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuc-long-kinh-doanh-ra-sao-truoc-khi-bat-tay-voi-ong-vua-ban-le-vincommerce-a501680.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan