+Aa-
    Zalo

    Phú Yên: Người dân phải mua nước với giá 100 nghìn đồng/m3

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nắng nóng kéo dài, không chỉ làm hàng nghìn hécta cây trồng khô hạn, mà còn uy hiếp trực tiếp cuộc sống hàng nghìn hộ dân ở các xã miền núi Phú Yên do thiếu nước

    (ĐSPL) - Nắng nóng kéo dài, không chỉ làm hàng nghìn hécta cây trồng khô hạn, mà còn uy hiếp trực tiếp cuộc sống hàng nghìn hộ dân ở các xã miền núi Phú Yên do thiếu nước sinh hoạt.
    Nắng nóng nhiều tháng qua, tại hầu hết các xã miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên), nguồn nước giếng đào dân sinh đang trong tình trạng cạn kiệt; trong khi đó, không ít công trình nước sinh hoạt tập trung hoạt phải giảm công suất cấp nước, một số công trình tạm ngưng hoạt động do thiếu, cạn nước nguồn.
    Ở xã vùng cao Sơn Định, huyện miền núi Sơn Hòa, nhiều hộ không đủ nước uống; trong khi đó, nước tắm, giặt khan hiếm, được bán với giá từ 70.000 đến 100.000 đồng/m3, đẩy người dân vào cảnh lao đao.
    Người dân miền núi phải mua nước với giá 100 nghìn đồng/m3
    Nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
    Nhiều ngày qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tiến, ở thôn Hòa Bình, xã vùng cao Sơn Định, huyện Sơn Hòa khốn đốn, chống chọi với cái nắng như đổ lửa đầu mùa hè. Trưa hàng ngày, 5 người trong nhà phải ra sân núp bóng dưới tán cây, ngồi hóng mát và xem chừng đường ống dẫn nước từ xe bồn bơm vào hồ.
    Chị Tiến cho biết: “Mỗi xe nước, tôi phải mua với giá 250.000 đồng. Nếu mua lẻ, phải trả từ 70.000 đến 100.000 đồng/m3 nước. Nước đắt lại khan hiếm, nên chỉ dám dùng để nấu ăn và tắm cho con trẻ. Còn người lớn phải đi khoảng 2km đến hồ Hòa Thuận hoặc suối Hòa Bình trong xã để tắm rửa, giặt giũ”.
    Trước đây, chiếc xe ô tô tải nhỏ của anh Trần Xuân Tiến ở xã Sơn Định chuyên chở sắn, mía thuê, giờ chuyển hẳn sang chở, kinh doanh nước sinh hoạt. Để phục vụ “cơn khát” nước ngày càng cao của bà con trong xã, anh Tiến đầu tư tiền mua một cái bồn sắt có dung tích 4m3 bỏ lên xe ô tô tải, rồi độ một mô tơ bơm nước vào, ra để hành nghề. Hàng ngày, anh Tiến chạy xe đến giếng của người dân khác mua nước, trả tiền điện bơm đầy bồn với giá 50.000 đồng, rồi chở đi bán lại cho bà con trong xã mỗi ngày từ 3 đến 5 chuyến (từ 12 đến 20m3).
    Người dân miền núi phải mua nước với giá 100 nghìn đồng/m3
    Anh Trần Xuân Tiến đang bơm nước bán cho các hộ dân.
    Theo bà Phạm Thị Hương, chủ một giếng đào còn nước duy nhất trong xã, đến thời điểm này, hầu như các giếng nước của người dân đều cạn kiệt. Giếng nào còn, mỗi ngày đêm cũng chỉ chắt vét được vài thùng nước dùng tạm.
    Nước uống khan hiếm, nước xây cất nhà cửa của người dân lại càng cam go hơn. Đơn cử như ngôi nhà cấp 4 mới xây được khoảng 50\% khối lượng của ông Nguyễn Trọng Tín ở thôn Hòa Bình, xã Sơn Định, nhưng đã phải chi hết gần 2 triệu đồng tiền mua nước.
    Bí thư Đảng ủy xã Sơn Định, ông Trần Minh Tiên cho hay, Sơn Định có 5 thôn, được Nhà nước đầu tư 3 công trình nước sinh hoạt. Tuy nhiên, công trình đầu tiên được đặt tại thôn Hòa Bình (trung tâm xã) đã hư hỏng không dùng được nhiều năm nay do thiếu nước giếng đầu nguồn.
    Người dân miền núi phải mua nước với giá 100 nghìn đồng/m3
    Nhiều giếng nước hộ gia đình ở xã Sơn Định đã kiệt nước.
    Trong khi đó, công trình cấp nước tập trung thôn Hòa Nghĩa mới đưa vào sử dụng năm 2012, cung cấp nước cho khoảng 250 hộ thuộc dân ở các thôn Hòa Nghĩa, Hòa Thuận, Hòa Trinh cũng đã “đứng bánh” khoảng một tháng nay do cạn kiệt nước nguồn; công trình còn lại ở Hòa Ngải được đánh giá hiệu quả nhất, cấp nước cho khoảng 90 hộ dân, nhưng hiện cũng cũng chỉ hoạt động được 30\% công suất do thiếu nước đầu nguồn.
    Theo ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Sơn Định, xã này có 5 thôn, hơn 500 hộ dân, hiện phần lớn đều thiếu nước sinh hoạt do các giếng đào gần như hết nước.
    Trong đó, riêng thôn Hòa Bình có khoảng 70/100 hộ phải mua nước để sử dụng. Từ thực tế trên, ông Tân đưa ra hai giải pháp: Thứ nhất là lấy nguồn nước tại hồ Hòa Thuận, thôn Hòa Thuận; thứ hai, xây hồ chứa nước tại những thửa ruộng trũng. Tuy nhiên, nếu đủ nước thì cũng chỉ phục vụ cho việc tắm, giặt, xây nhà… chứ không uống được vì không đảm bảo hợp vệ sinh.
    Thực trạng trên đã từng xảy ra từ nhiều năm qua tại xã Sơn Định, nhưng năm nay là gay gắt nhất. Dự báo, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thì khoảng một tháng nữa, cho dù người dân có tiền cũng không còn nước để mua.
    Liên quan đến việc thiếu nước sinh hoạt ở xã Sơn Định, UBND huyện Sơn Hòa và các ngành liên quan đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng xem ra khó có thể đảm bảo nguồn nước bền vững cho người dân sử dụng trong mùa nắng nóng hàng năm.
    Mới đây, UBND huyện cũng dành kinh phí 1,8 tỉ đồng, đồng thời tổ chức khảo sát 3 vị trí để tiếp tục xây dựng công trình nước cho xã Sơn Định, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phu-yen-nguoi-dan-phai-mua-nuoc-voi-gia-100-nghin-dongm3-a30974.html
    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội chính thức tăng theo 4 mức sử dụng khác nhau từ hôm nay. Để bù lỗ cho giá thành sản xuất nước cao hơn giá bán, trong 2 năm tiếp theo (năm 2014 và 2015), mỗi năm Hà Nội tăng giá nước một lần.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội chính thức tăng theo 4 mức sử dụng khác nhau từ hôm nay. Để bù lỗ cho giá thành sản xuất nước cao hơn giá bán, trong 2 năm tiếp theo (năm 2014 và 2015), mỗi năm Hà Nội tăng giá nước một lần.

    Cả xã mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn

    Cả xã mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn

    Từ năm 2008 đến nay, hàng vạn dân tại xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã phải mất ăn mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn vì có doanh nghiệp tiến hành thực địa, khai thác nước ngầm tại xã.