+Aa-
    Zalo

    Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu.

    (ĐSPL) - Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật.  

    Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt

    Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
    Phụ nữ mang thai thiếu máu có nguy cơ cao sinh non, sinh con nhẹ cân.

    Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt

    Thiếu sắt thường gây váng đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ, thở hổn hển, khó thở khi gắng sức, da xanh xao, miễn dịch kém... Phụ nữ mang thai thiếu sắt dễ bị nhiễm độc thai nghén, thai nhi phát triển không tốt, có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và dễ bị chảy máu, thiếu máu sau sinh. Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, hay quấy khóc đêm, hệ miễn dịch suy yếu, hay ốm vặt, kém hoạt bát.

    Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
    Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn.

    Các biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt

    Có nhiều cách để bổ sung sắt như: Lựa chọn những thực phẩm tươi có nhiều chất sắt cho bữa ăn hàng ngày như huyết bò, huyết heo, gan heo, hải sâm, nấm mèo, nấm hương khô, đậu nành, cần tây, rau dền đỏ;  Bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt như viên sắt uống, dung dịch sắt uống…

    Tuy nhiên, bổ sung sắt thông qua việc ăn uống thời gian hấp thụ lâu hơn nên với những đối tượng có nhu cầu sắt cao như trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh sau phẫu thuật… phải bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt mới đáp ứng nhanh nhu cầu sắt của cơ thể. Nhưng chế phẩm sắt nào tiện dụng, đáp ứng tốt nhu cầu của cơ thể và không gây ra các tác dụng phụ là điều mà chúng ta cần phải lưu tâm.

    Trong bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế 1996), chất sắt cần thiết tùy theo lứa tuổi và giới tính như sau:

    Trẻ nhỏ: 1 tuổi: 10 mg; Từ 1-3 tuổi là 7 mg; Từ 4-6 tuổi: 6 mg; Từ 7-9 tuổi: 12 mg.

    Thiếu niên: Từ 10-12 tuổi: 12 mg; Từ 13-15 tuổi: 18 mg; Từ 16-18 tuổi: 11 mg.

    Người trưởng thành: 11 mg cho nam giới; Nữ giới từ 18-60: 24 mg; >60 tuổi: 9 mg. Riêng phụ nữ có thai (trong 6 tháng cuối): 30 mg; Phụ nữ cho con bú: 24 mg.

    Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm ống uống FOGYMA với thành phần Sắt hydroxyd polymaltose, không có vị tanh khó uống như các dạng sắt khác.

    Sắt hydroxyde polymaltose có trong FOGYMA không gây táo bón, không kích ứng dạ dày, vị ngọt thơm, khả năng hấp thu nhanh, khắc phục được tác dụng phụ của các dạng sắt thông thường.

    Dạng đóng gói của FOGYMA cũng rất ưu việt và thuận tiện khi sử dụng. Mỗi ống uống FOGYMA đã được phân liều sẵn gồm 10 ml dung dịch (tương đương với liều dùng  ở trẻ em là 1 ống/ ngày và 2 ống / ngày cho người lớn). Fogyma dạng ống nhựa bẻ nắp rất an toàn, dùng trong một lần, sử dụng ngay không cần qua các bước trung gian, không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và vi khuẩn sau khi dùng.

    Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

    FOGYMA là sản phẩm hữu hiệu giúp bổ sung sắt và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

    Để biết thêm thông tin về sản phẩm liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm VNP.

    Tổng đài tư vấn: 1900545518.  Hoặc bộ phận hỗ trợ trực tuyến: http://bacsytructuyen.com

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phong-ngua-thieu-mau-do-thieu-sat-a33659.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan