+Aa-
    Zalo

    Phòng không Việt Nam thiếu "mãnh thú" Pantsir-S1

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu sở hữu hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1, sức mạnh phòng không của Việt Nam sẽ được hoàn thiện và nâng lên một tầm cao mới.

    Nếu sở hữu hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1, sức mạnh phòng không của Việt Nam sẽ được hoàn thiện và nâng lên một tầm cao mới.
    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống phòng không hàng đầu khu vực ĐNA. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực sở hữu hệ thống phòng không tầm xa tối tân S-300PMU1 với phạm vi tiêu diệt mục tiêu tới 150km. Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều các hệ thống phòng không tầm trung khác như S-75, S-125.
    Phòng không Việt Nam còn thiếu

    Phòng không Việt Nam còn thiếu "mãnh thú" Pantsir-S1

    Nếu có Pantsir-S1, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước có lực lượng phòng không số 1 ĐNA.
    Mặc dù những hệ thống phòng không như S-75, S-125 thuộc thế hệ cũ nhưng đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn cho phép đáp ứng các yêu cầu mới của chiến tranh hiện đại. Tuy có hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa khá mạnh nhưng Việt Nam lại khá yếu trong lĩnh vực phòng không tầm thấp.
    Hệ thống phòng không tầm thấp chủ lực hiện nay của Việt Nam là SA-13 cùng một số pháo phòng không tự hành ZSU-23 4 23mm, tên lửa phòng không vác vai A-72(Strela-2) hoặc A-87(Igla). Tuy nhiên, tính năng của SA-13 còn hạn chế, hiệu quả tác chiến của ZSU-23 không thực sự cao, các loại tên lửa phòng không vác vai phải phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của người bắn.
    Trong khi đó, chiến tranh hiện đại chủ yếu sử dụng vũ khí công nghệ cao như tên lửa hành trình, bom thông minh…Những vũ khí này được dẫn đường từ xa với độ chính xác rất cao. Do đó việc tiêu diệt những vũ khí công nghệ cao này từ trên không trước khi chúng đến được mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo toàn lực lượng chiến đấu.
    Chung quy lại lực lượng phòng không Việt Nam vẫn thiếu một vũ khí đủ mạnh để giải bài toán đánh chặn các mục tiêu đường không tầm thấp. Trong khi đó Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound) là một hệ thống phòng không tích hợp pháo và tên lửa được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi hoạt động của hệ thống, đặc biệt là đánh chặn tên lửa hành trình.
    Pantsir-S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn nhanh 2A38M 30mm cùng 12 tên lửa đánh chặn siêu thanh 57E6 hoặc 57E6-E cùng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1RS2-1E. Tất cả các thành phần trên được thiết kế trên khung gầm xe tải chuyên dụng mang lại khả năng cơ động rất cao.
    Sự kết hợp giữa pháo và tên lửa cho phép tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu bay nhanh và nhỏ như tên lửa hành trình. Pháo 2A38M có tốc độ bắn 2.500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km, tầm cao 3km. Trong khi đó tên lửa 57E6 có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 32km, tầm cao 15km. Các thử nghiệm tại thao trường cho thấy tên lửa 57E6 có xác suất tiêu diệt mục tiêu từ 70-95\%.
    Điểm mạnh của Pantsir-S1 là hệ thống có khả năng tự động trong phát hiện và bám bắt mục tiêu giảm sự can thiệp của con người cho phép rút ngắn thời gian xử lý trước khi khai hỏa. Sự có mặt của Pantsir-S1 trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam giải quyết 2 vấn đề trọng yếu hiện nay là “tiêu diệt-bảo vệ”.
    Phòng không Việt Nam còn thiếu

    Pantsir-S1 sẽ là "người gác đền" bảo vệ cho các hệ thống phòng không khác trước vũ khí công nghệ cao của đối phương.

    Ngoại trừ S-300, SA-13 có khả năng cơ động cao còn lại các hệ thống tên lửa phòng không S-75, S-125 gần như không có khả năng cơ động trong khi chiến đấu. Những trận địa bố trí tên lửa S-75, S-125 hay những trạm radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực sẽ là mục tiêu của vũ khí đối phương nếu xảy ra xung đột.
    Bảo vệ những trận địa tên lửa hay radar cảnh giới bán cố định, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong khi chiến đấu luôn là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định quân sự. Bên cạnh các phương pháp ngụy trang thì tiêu diệt vũ khí của đối phương trước khi chúng đến mục tiêu cũng là một vấn đề rất quan trọng.
    Nếu được trang bị hệ thống Pantsir-S1 có thể triển khai xen kẽ cùng với các trận địa tên lửa hay radar, Pantsir-S1 sẽ đảm đương nhiệm vụ “người gác đền” cho các hệ thống trên rãnh tay tiêu diệt mục tiêu. Khả năng cơ động cao của hệ thống sẽ cho phép triển khai bảo vệ trên một khu vực rộng lớn.
    Pantsir-S1 sẽ kết hợp cùng hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU1, tầm trung S-125, S-75, tầm thấp SA-13, ZSU-23-4 tạo nên một mạng lưới phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp. Hệ thống này không chỉ hoàn thiện năng lực tác chiến mà còn nâng cao sức mạnh phòng không của Việt Nam lên một tầm cao mới.
    Tính đến thời điểm hiện tại chưa có quốc gia châu Á nào sở hữu hệ thống phòng không đặc biệt này, nếu có Pantsir-S1 Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên ở châu Á có trong tay hệ thống phòng không được đánh giá là “khắc tinh” của tên lửa hành trình. Sức mạnh phòng không Việt Nam sẽ trở nên đáng sợ hơn với Pantsir-S1.
    Điều quan trọng hơn cả, bài toán đánh chặn vũ khí công nghệ cao bấy lâu nay vẫn chưa tìm được đáp án thực sự sẽ được giải quyết phần nào với sự có mặt của Pantsir-S1.
    Theo Trí Thức Trẻ
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phong-khong-viet-nam-thieu-manh-thu-pantsir-s1-a22346.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan