+Aa-
    Zalo

    Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM: Giáo viên không gọi học sinh trả bài đầu giờ là cách đổi mới giáo dục

    (ĐS&PL) - Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng, việc nhắc nhở giáo viên không trả bài theo kiểu học thuộc lòng là một trong những cách giúp giáo viên hiểu sâu hơn, chắc hơn về tinh thần của đổi mới giáo dục.

    Để học sinh hạnh phúc, thầy cô không thể kêu trả bài kiểu bất chợt

    Mới đây, tại hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024 ở quận 3, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" vì sẽ khiến học sinh căng thẳng, áp lực.

    Theo ông Hiếu, việc giáo viên hỏi bất chợt thì những kiến thức đó không mang lại giá trị gì cho học sinh mà chỉ khiến các em căng thẳng trước giờ học.

    Dân trí thông tin, người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM cho rằng, để học sinh hạnh phúc khi đến trường, thầy cô không thể kêu trả bài kiểu bất chợt như vậy. Khi thầy cô hỏi bất chợt thì những kiến thức đó không mang lại giá trị cho học sinh, chỉ làm các em áp lực, căng thẳng.

    Trong khi, chất lượng giảng dạy chính là yếu tố quan trọng giúp cho trường học hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, tránh căng thẳng.

    Về mặt kiến thức, theo ông Hiếu, hiện nay 35% nội dung chương trình giáo dục được đưa lên hình thức trực tuyến. Giáo viên có thể dễ dàng nắm được học sinh nào làm tốt, học sinh nào làm chưa tốt để nhắc nhở, hỗ trợ các em.

    Hạnh phúc khi tới trường, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng phải bao gồm hai yếu tố là từ môi trường giáo dục và từ những mối quan hệ tốt đẹp.

    pho giam doc so gddt tphcm giao vien khong goi hoc sinh tra bai dau gio la cach doi moi giao duc

    Học sinh Trường THCS Văn Lang (Q.1, TP.HCM) trong một tiết học tại căn cứ Biệt động Sài Gòn. Các em sẽ làm bài thu hoạch và lấy điểm kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên. Ảnh: Tuổi trẻ

    Trả bài đầu giờ là chưa phù hợp đổi mới trong giáo dục

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng, việc yêu cầu giáo viên không trả bài theo kiểu học thuộc lòng là nhắc nhở về một số phương pháp chưa phù hợp với tinh thần đổi mới hiện nay.

    Ông Nguyễn Bảo Quốc chia sẻ trên Tuổi trẻ, việc trả bài theo kiểu yêu cầu học sinh học thuộc lòng rồi nói lại, trên cơ sở đó giáo viên sẽ cho điểm là một hình thức kiểm tra nặng về kiểu dạy học theo lối truyền thụ kiến thức. Chưa kể cách trả bài này gây căng thẳng và áp lực cho học sinh.

    Nhất là thời điểm giáo viên mở sổ ra, dò từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên rồi bất ngờ kêu tên một học sinh nào đó lên trả bài.

    Chương trình mới nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Các bài học được thiết kế theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề có thể dạy trong nhiều tiết học. Khi đánh giá thường xuyên, thầy cô giáo có thể áp dụng hình thức hỏi - đáp.

    Nhưng thay vì trả bài thì có thể tổ chức các hoạt động mang tính vận dụng kiến thức vào thực tế. Hoặc giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu từ môi trường xung quanh, tài liệu để viết nhận xét, bày tỏ quan điểm về một việc cụ thể liên quan tới môn học.

    Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh thuyết trình, thực hành, thí nghiệm. Hoặc trong quá trình giảng dạy bài mới, thầy cô giáo cũng có thể lồng ghép nội dung bài cũ để giúp học sinh ôn tập...

    XEM THÊM: 

    Phụ huynh Hàn Quốc gọi điện phàn nàn giáo viên giữa đêm vì "chỉ khen học sinh có 2 câu"

    Sóc Trăng: Nhà trường thu quỹ du lịch rồi cho giáo viên vay tính lãi

    Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2023 - 2024. Hiện nay, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chỉ đạo các trường THCS, THPT xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh với thời gian, hình thức, nội dung... cụ thể.

    Trong đó, sở khuyến khích nhà trường đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, đồng thời phổ biến kế hoạch trên đến tất cả học sinh.

    "Việc nhắc nhở giáo viên không trả bài theo kiểu học thuộc lòng là một trong những cách giúp giáo viên hiểu sâu hơn, chắc hơn về tinh thần của đổi mới", ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-giam-doc-so-gddt-tphcm-giao-vien-khong-goi-hoc-sinh-tra-bai-dau-gio-la-cach-doi-moi-giao-duc-a591644.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nam Định

    Nam Định "tuýt còi" về dạy thêm, học thêm: Không dùng bất cứ hình thức nào để ép học sinh

    Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định yêu cầu các trường THPT, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn không dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Học sinh có nhu cầu học thêm tự nguyện viết đơn xin học thêm và được gia đình đồng ý (cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ trực tiếp ký vào đơn).