+Aa-
    Zalo

    Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn: Tạo lòng tin cho doanh nghiệp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những năm gần đây, Bắc Giang nổi lên là một trong những địa phương thu hút nhiều dự án FDI, cũng như những nhà đầu tư lớn nhất cả nước.

    Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Đời sống và Pháp luật trước thềm năm mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đã chia sẻ về những nỗ lực của tỉnh trong năm 2021 qua việc vận dụng linh hoạt các giải pháp chống dịch ngay tại thời điểm tỉnh là tâm dịch của cả nước, nhằm giữ vững niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, người lao động yên tâm sản xuất. Cùng với đó là chia sẻ về những cách làm đặc biệt của tỉnh để thu hút những “đại bàng” lớn đến đầu tư.

    Bài học thu hút FDI

    ĐS&PL:Trong chiến lược phát triển kinh tế, Bắc Giang đã đón đầu được những doanh nghiệp, tập đoàn FDI lớn, vậy trong câu chuyện đàm phán với các doanh nghiệp này, tỉnh Bắc Giang có những chính sách đặc thù như thế nào để có thể thu hút, mời gọi các nhà đầu tư, thưa ông?

    Ông Phan Thế Tuấn: Bản thân tôi đã được hỏi rất nhiều về việc “Bắc Giang những năm gần đây lại thay da đổi thịt thế, phát triển nhanh thế?”. Hàng năm, thu hút FDI về tỉnh đều đạt trên 1 tỷ USD, năm 2021 cũng đạt trên 1,3 tỷ USD.

    Điều cốt lõi giúp Bắc Giang thành công trong thu hút các nhà đầu tư FDI lớn đó là cách tổ chức thực hiện. Đối với các dự án hiện nay, tỉnh đều thành lập các tổ công tác các dự án lớn, các tập đoàn lớn trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi xây dựng các chương trình kế hoạch cụ thể, mời gọi doanh nghiệp đến khảo sát, cùng bàn bạc, trao đổi các vấn đề và cùng đi đến thống nhất.

    Tiếp đến là hàng tháng, tỉnh sẽ có các cuộc họp để cùng kiểm điểm, lắng nghe lại các kế hoạch. Vấn đề nào hoàn thành tốt thì tiếp tục phát huy, vấn đề nào còn chưa hoàn thành thì phải nêu được lý do tại sao chậm, khắc phục thế nào. Phương pháp,  cách thức làm việc để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang là xây dựng được sự an tâm, tạo lòng tin đôi bên, sự chủ động của chính quyền sở tại.

    Một thực tế mà Bắc Giang đang tận dụng được đó là chính các doanh nghiệp FDI đã vào đầu tư, họ nhận thấy tỉnh có môi trường đầu tư tốt, có lao động tay nghề, có nhiều cái hay thì họ giới thiệu với đối tác của họ. Nó giống như câu chuyện tiếng lành đồn xa vậy.

    pho chu tich ubnd tinh bac giang phan the tuan tao long tin cho doanh nghiep

    Ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

    ĐS&PL:Hướng tới phát triển kinh tế bền vững khi thu hút các nhà đầu tư FDI, tỉnh Bắc Giang có chủ trương đặc biệt gì không, thưa ông?

    Ông Phan Thế Tuấn: Với tỉnh Bắc Giang, chúng tôi hiện nay có chủ trương thu hút FDI theo hướng bền vững với “2 ít - 3 cao”. Chủ trương thu hút đầu tư “2 ít” có nghĩa là ít sử dụng đất với diện tích lớn, ít sử dụng nhiều lao động. Thực tế, lực lượng lao động nhập cư lớn sẽ tạo áp lực rất lớn cho hạ tầng của tỉnh, vì vậy tỉnh Bắc Giang tập trung những dự án sử dụng ít lao động cũng là để giảm áp lực lên hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ trương thu hút đầu tư “3 cao” chính là thu hút các dự án có suất vốn đầu tư cao, hàm lượng công nghệ cao và hiệu quả cao để thu về ngân sách cao cho tỉnh.

    ĐS&PL:Vậy trong quá trình mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bắc Giang có đưa ra những ràng buộc với nhà đầu tư để họ có thể đảm bảo việc tiếp nhận con em của tỉnh được làm việc, được làm giàu trên chính quê hương của mình?

    Ông Phan Thế Tuấn: Với Bắc Giang, nguồn lao động là mơ ước của các nhà đầu tư FDI khi họ đến tìm hiểu. Hiện công ăn việc làm của người lao động địa phương phải nói là không thiếu, thậm chí Bắc Giang còn tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động tỉnh khác.

    Mục tiêu tăng trưởng năm 2022 ở mức hai con số

    ĐS&PL:Theo thống kê mới nhất, tốc độ tăng GRDP cả năm 2021 của tỉnh Bắc Giang ước đạt 7,82%. Vậy đâu là yếu tố thúc đẩy tỉnh Bắc Giang duy trì được đà tăng trưởng khả quan như vậy trong bối cảnh dịch Covid-19, thưa ông?

    Ông Phan Thế Tuấn: Như tôi đã chia sẻ thì trong bối cảnh dịch phức tạp nhất, tỉnh Bắc Giang khi đó phải dừng sản xuất 4 khu công nghiệp, tuy nhiên chỉ 8 ngày sau đã có doanh nghiệp trở lại mở cửa để hoạt động sản xuất không bị đình trệ. Để làm được điều đó, tỉnh Bắc Giang đã tốc lực hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý chống dịch, trong phục hồi sản xuất.

    Sau hai tháng khi dịch ổn định thì tất cả doanh nghiệp, người lao động đều quay trở lại làm việc. Kết quả đạt được khá khả quan khi tình hình sản xuất kinh doanh không những phục hồi ổn định mà còn phát triển, bứt tốc hơn.

    ĐS&PL:Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đặt ra mục tiêu trong 5 năm tới đưa Bắc Giang nằm trong số 15 tỉnh, thành phố phát triển có quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước. Vậy Bắc Giang sẽ làm gì để vươn lên trở thành một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của cả nước?

    Ông Phan Thế Tuấn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đặt ra mục tiêu rất là rõ là đưa tỉnh nằm trong top 15 tỉnh, thành phố phát triển có quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước. Đến thời điểm này, tỉnh Bắc Giang đã nằm trong top đó rồi.

    Hiện giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt khá cao, trên 300.000 tỷ đồng/năm. Thủ tướng cũng đã phê duyệt cho tỉnh Bắc Giang phát triển thêm 3 khu công nghiệp trong năm 2021 và tỉnh cũng mới có đề xuất thêm 6 khu công nghiệp mới và mở rộng để đầu tư phát triển. Tỉnh cũng rất kỳ vọng về việc mở mới các khu công nghiệp, đóng góp tỉ trọng lớn cho nền kinh tế địa phương.

    Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp Bắc Giang cũng có nhiều thuận lợi, áp dụng các công nghệ cao vào phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm cũng đạt ở mức hàng chục nghìn tỷ đồng.

    Quan trọng hơn cả, với sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi tạo niềm tin cho doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, tạo môi trường đầu tư bình đẳng, cơ hội là như nhau. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, quy mô hơn.

    ĐS&PL:Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

    "Bắc Giang xây dựng các chương trình kế hoạch cụ thể, mời gọi doanh nghiệp đến khảo sát, cùng bàn bạc, trao đổi các vấn đề và cùng đi đến thống nhất. Với Bắc Giang, lãnh đạo tỉnh, sở ngành chủ động tìm doanh nghiệp, mời doanh nghiệp, giới thiệu họ về để khảo sát đầu tư chứ không phải để doanh nghiệp loay hoay đi tìm chính quyền".

    Công Luân - Thu Huyền 

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số Tết Nhâm Dần 2022

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-chu-tich-ubnd-tinh-bac-giang-phan-the-tuan-tao-long-tin-cho-doanh-nghiep-a527164.html
    CEO Ngô Trọng Văn Hài chia sẻ về chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững trong đại dịch Covid

    CEO Ngô Trọng Văn Hài chia sẻ về chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững trong đại dịch Covid

    Kinh doanh trong giai đoạn đại dịch Covid bùng nổ, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách. Doanh nghiệp của CEO Ngô Trọng Văn Hài cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, anh và đội ngũ của mình có chiến lược phù hợp để thích ứng và phát triển doanh nghiệp trong đại dịch.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    CEO Ngô Trọng Văn Hài chia sẻ về chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững trong đại dịch Covid

    CEO Ngô Trọng Văn Hài chia sẻ về chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững trong đại dịch Covid

    Kinh doanh trong giai đoạn đại dịch Covid bùng nổ, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách. Doanh nghiệp của CEO Ngô Trọng Văn Hài cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, anh và đội ngũ của mình có chiến lược phù hợp để thích ứng và phát triển doanh nghiệp trong đại dịch.