+Aa-
    Zalo

    Philippines: Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn đến chiến tranh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước khác như Philippines trên Biển Đông ngày càng khiến dư luận lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh.

    (ĐSPL) – Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia khác như Philippines và Việt Nam trên Biển Đông ngày càng khiến dư luận lo ngại về một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra.
    Tờ Inquirer đưa tin, một nghiên cứu ở 44 quốc gia do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện chỉ ra rằng, “Trong năm nay, đối với tất cả 11 quốc gia châu Á được khảo sát, một nửa hoặc hơn một nửa trong số họ lo ngại rằng những tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự”.
    Nghiên cứu cho thấy, 93\% người dân Philippines cho rằng sẽ xảy ra cuộc xung đột, sau đó là Nhật Bản với 85\%, Việt Nam với 84\% và Hàn Quốc với 83\%. Ngay cả ở Trung Quốc, 62\% dân số nước này lo ngại rằng tranh chấp biển có thể dẫn đến cuộc chiến vũ trang.
    Philippines và Việt Nam hiện đang là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Bắc Kinh luôn đưa ra những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đầy gây hấn.
    “Tranh chấp biển có thể dẫn tới chiến tranh”

    Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.

    Tranh chấp lãnh thổ
    Theo Pew, trong trường hợp cụ thể, Bắc Kinh và Hà Nội đang rơi vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt, nhất là khi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan 981 vùng đặc quyền kinh tế và trong thềm lục địa của Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng gia tăng căng thẳng với Nhật Bản và Philippines. Hai quốc gia này đều tuyên bố Bắc Kinh đã tiến hành những hành động gây hấn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo Pew, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.
    Các quốc gia Châu Á khác được khảo sát, bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan đều coi Mỹ là đồng minh lớn nhất. Mặc dù vậy, người Indonesia cũng coi Washington là mối đe dọa lớn nhất của họ. 40\% người dân của 44 quốc gia được khảo sát tin tưởng Mỹ vẫn là siêu cường quốc hiện nay, trong khi 49\% cho rằng đó chỉ là thời kỳ năm 2008.
    Trong khi đó, 6 năm trước chỉ có 19\% người dân coi Trung Quốc là siêu cường quốc hàng đầu thế giới nhưng con số này hiện giờ đã tăng lên tới 31\%. 50\% số người cho rằng Trung Quốc sẽ thay thế hoặc đang thay thế vị trí của Mỹ, trong khi 32\% khẳng định chuyện này sẽ không xảy ra. Tại khắp các quốc gia được khảo sát, trừ Trung Quốc, 49\% người "bỏ phiếu" cho Bắc Kinh.
    Gia tăng hành động gây hấn
    Cuộc khảo sát phản ánh thực trạng các quốc gia ven biển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bị đe dọa bởi hành động ngày càng gây hấn của Trung Quốc trong những tuyên bố chủ quyền của nước này đối với các quốc gia láng giềng yếu thế hơn, ngày càng không chắc chắn về khả năng và giải pháp của Mỹ để duy trì vai trò siêu cường quốc của họ.
    Mối nghi ngờ ngày càng lớn kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định chiến lược xoay trục sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bài phát biểu tại Quốc hội Australia hồi tháng 4/2011.
    Nhiều nhà bình luận, trong đó có cả chuyên gia người Mỹ, bắt đầu tranh luận về sự tín nhiệm đối với khả năng Mỹ đối phó với những cuộc xâm nhập lãnh thổ của Trung Quốc vào khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
    Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố "Mỹ hiện  là một siêu cường quốc với khả năng hành động quân sự toàn cầu và Mỹ cần xác định liệu họ sẽ tiếp tục vai trò đó hay không. Tôi tin là có”.
    Bà Bishop đưa ra tuyên bố trong bối cảnh liên minh an ninh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia đang hình thành. Những quốc gia nhỏ hơn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang tìm kiếm sự bảo đảm chủ quyền lãnh thổ dưới sự bảo trợ của Mỹ, nước đã ký kết  hiệp ước an ninh chung với Nhật Bản và Philippines.
    Những nước yếu hơn chịu sức ép từ những hành động xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc  đang bắt đầu chống lại Trung Quốc, nhưng không làm gia tăng nguy cơ về một cuộc xung đột vũ trang với Bắc Kinh. Các nước này nhận thấy rằng việc nhân nhượng trước những yêu sách của Trung Quốc không chỉ khiến cho Bắc Kinh coi thường mà còn khiến các nước chịu sức ép  gia tăng.
    “Tranh chấp biển có thể dẫn tới chiến tranh”

    Giàn khoan dầu Hải Dương-981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam suốt hơn hai tháng.

    Các biện pháp hòa bình
    Tuần trước, Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu Hải Dương 981 khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam sau hơn 2 tháng hạ đặt.
    Một chỉ huy lực lượng cảnh sát biển Việt Nam nói với BBC News rằng: “Chúng tôi đã sử dụng những biện pháp hòa bình đối phó với Trung Quốc. Chúng tôi khiến họ nhận thấy được hành động của họ là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và họ đã chấm dứt hành động sai trái đó".
    Trong hơn hai tháng, Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng tấn công và đâm tàu Việt Nam nhưng Hà Nội đã có phương pháp riêng đối phó với Bắc Kinh.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/philippines-tranh-chap-bien-dong-co-the-dan-den-chien-tranh-a43520.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan