+Aa-
    Zalo

    Phi công Anh trải lòng về sự phục hồi kỳ diệu khi được điều trị Covid-19 tại Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông Cameron đã thở máy 68 ngày, và đồng thời ông cũng phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo - thiết bị chỉ được dùng khi tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng.

    Ông Cameron đã thở máy 68 ngày, và đồng thời ông cũng phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo - thiết bị chỉ được dùng khi tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng.

    Phi công người Anh đã tránh được ca ghép phổi - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

    Ông Stephen Cameron (42 tuổi), đến từ Motherwell, Scotland là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất ở Việt Nam và được biết đến trên toàn quốc với cách gọi bệnh nhân 91.

    Ông Cameron đã dành hơn 2 tháng thở máy khi được điều trị Covid-19 ở Việt Nam. Ông cảnh báo người dân Anh “không lơ là” trước mối đe dọa của virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh các lệnh hạn chế đang được nới lỏng.

    "Nghe người ta bảo tôi là bệnh nhân nặng nhất ở châu Á vào giai đoạn ấy", ông cho biết. "Và cũng nhờ những gì thu được từ trường hợp của tôi, các bác sĩ tại Việt Nam đã có thêm rất nhiều dữ kiện để điều trị cho những bệnh nhân trong tình trạng tương tự".

    Bác sĩ Patel chia sẻ, việc ông Cameron còn sống được sau khoảng thời gian dài hôn mê và cần trợ giúp y tế thực sự là một điều hiếm có. 

    Trong quá trình được chữa trị ở Việt Nam, ông Cameron đã thở máy 68 ngày, và đồng thời ông cũng phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo - thiết bị chỉ được dùng khi tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng.

    Theo dữ liệu từ Hiệp hội Chăm sóc chuyên sâu Scotland, khoảng 3/4 số người sống sót với Covid-19 được chăm sóc đặc biệt chưa tới 21 ngày và được thở máy trong thời gian ngắn hơn.

    Ông Cameron đã tránh được một ca ghép phổi khi dung tích phổi của ông giảm xuống 10%. Ông cũng bị suy đa tạng và giảm 30kg khi đang hôn mê. Hiện ông Cameron vẫn đang cố gắng đi bộ dù đã được phục hồi chức năng.

    "Khi tôi thức dậy lần đầu tiên, tôi nghĩ liệu mình có thể đi lại không?", ông Cameron nói. "Tôi không biết liệu tôi có bị liệt cả đời không vì tôi không thể cảm nhận được đôi chân của mình và tôi không biết sự nghiệp bay của mình có chấm dứt hay không".

    Phi công người Anh đến gần với cái chết vì virus corona hơn ai hết ở Việt Nam, nơi đã có dưới 10 người được chăm sóc đặc biệt và hơn 400 ca nhiễm được ghi nhận.

    Nỗ lực giữ ông Cameron sống sót và tránh một ca tử vong do virus corona ở quốc gia có 95 triệu dân đồng nghĩa với việc tất cả bác sĩ giỏi nhất của Việt Nam đều tham gia vào việc cứu sống ông, BBC bình luận.

    Việt Nam đã huy động những nguồn lực tốt nhất để cứu chữa cho ông Cameron và tình hình sức khỏe của viên phi công được truyền thông gọi là “bệnh nhân 91” rất thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam trong một khoảng thời gian, theo BBC.

    “Thật sự khá choáng ngợp khi nghĩ về khoảng thời gian đó”, viên phi công Anh nói.

    Theo BBC, sau khi ông Cameron hồi hương, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã gửi lời cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vì quốc gia Đông Nam Á đã chữa trị cho 20 bệnh nhân Covid-19 người Anh, bao gồm cả phi công Cameron.  

     Mộc Mộc (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phi-cong-anh-trai-long-ve-su-phuc-hoi-ky-dieu-khi-duoc-dieu-tri-covid-19-tai-viet-nam-a332463.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan