Gia đình một tỷ phú Hong Kong đã kiện phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc về việc làm tử vong người thân của họ trong quá trình hút mỡ và nâng ngực.
Cô Bonnie Evita Law (bên phải) tử vong sau ca phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: SCMP |
Sự việc xảy ra tại quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Phẫu thuật thẩm mỹ là một phần của lễ kỷ niệm sinh nhật dành cho cô Bonnie Evita Law, cháu gái tỷ phú quá cố Law Ting-pong, người sáng lập chuỗi quần áo Bossini.
Người phụ nữ 34 tuổi rơi vào tình trạng hôn mê tại phòng khám, được chuyển đến một bệnh viện và tử vong sau đó.
Sự qua đời của cô Bonnie Evita Law được thông báo vào cuối tháng 1, nhưng tới hiện tại, SCMP mớicó thể tiết lộ danh tính và kế hoạch của gia đình cô.
Cô Bonnie Evita Law là một trong ba người con của ông Raymond Law Ka-kui, con trai út tỷ phú quá cố và là một nhà đầu tư bất động sản có liên quan đến nhiều dự án phát triển lớn của thành phố.
Thay mặt gia đình, chồng của nạn nhân, anh Daniel Chi, đã đệ đơn kiện Phòng khám da liễu phẫu thuật thẩm mỹ Ollim lên tòa án Hong Kong vào ngày 4/3. Hai bác sĩ và y tá bị cáo buộc ngộ sát và giả mạo các tài liệu trước phẫu thuật.
Anh Daniel Chi kết hôn với cô Bonnie Evita Law 10 năm trước và hiện có một cậu con trai 7 tuổi.
"Cái chết của cô ấy là bất hạnh và phi pháp. Việc ngộ sát cô ấy hoàn toàn là kết quả từ sự thiếu trách nhiệm, tham lam và năng lực yếu kém của họ", anh Chi nói với SCMP.
“Không gì có thể mang vợ tôi trở lại. Tôi không muốn thảm kịch tương tự xảy ra với các gia đình khác”.
Bác sĩ phẫu thuật chính Kim Sung Il. Ảnh: SCMP |
Trong khi cảnh sát Seoul đã mở cuộc điều tra về cái chết của cô Law, website của thẩm mỹ viện cho thấy họ vẫn hoạt động kinh doanh và cho phép đặt lịch hẹn với bác sĩ phẫu thuật chính Kim Sung Il.
Chi cho biết bố vợ anh đã nhận được tin nhắn của bác sĩ Kim qua WeChat cầu xin sự tha thứ.
Trước đó, cô Law đã căng da mặt vào ngày 21 /1, nhưng đã tử vong vì biến chứng vào ngày 28/1, sau khi thực hiện phẫu thuật hút mỡ ở cả cánh tay và xương chậu trên, chuyển mỡ để nâng ngực và tiêm botox trên cả hai bắp chân.
Ca phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ Kim, người tuyên bố có 10 năm kinh nghiệm làm bác sĩ y khoa, và được bác sĩ phẫu thuật Jung Tae Gwang và y tá Park Mi Soo hỗ trợ.
Không có bác sĩ gây mê nào có mặt, và một chiếc máy được sử dụng để quản lý propofol, cùng với một loại thuốc an thần loại mạnh của Jung do Jung, theo các thông tin được cung cấp cho cảnh sát Hàn Quốc.
Khi cô Law lên cơn đau dữ dội và liên tục "co giật và cử động trong lúc phẫu thuật", bác sĩ Kim đã yêu cầu y tá tiêm hỗn hợp thuốc giảm đau, ketamine và midazolam hai lần cho bệnh nhân.
Song khi bác sĩ Kim bắt đầu lấy mỡ từ cánh tay trái của cô Law, mức độ bão hòa oxy của cô giảm chỉ còn gần 80%, mặt cô trắng bệnh và môi cô tím tái.
Vào lúc xe cứu thương đến, cô Law bị chảy máu từ miệng và mũi trong quá trình hồi sức, và được tuyên bố đã chết một giờ sau đó tại Bệnh viện Eunpyeong St Mary của Đại học Công giáo Hàn Quốc.
Quận Gangnam, Seoul nổi tiếng với phẫu thuật thẩm mỹ, thu hút khách hàng từ khắp khu vực. Ảnh: Shutterstock |
Thi thể của cô Law đã được hỏa táng tại Hàn Quốc vào ngày 13/ 2. Không có đám tang do sự bùng phát của Covid-19, nhưng các thành viên gia đình đã tổ chức một buổi tưởng niệm trực tuyến vào ngày sinh nhật của cô.
Các thành viên gia đình đang mong đợi một báo cáo điều tra từ cảnh sát. Họ cáo buộc các nhân viên phòng khám không xét nghiệm trước phẫu thuật về các phản ứng dị ứng có thể xảy ra với thuốc gây mê.
Gia đình cũng cáo buộc rằng một số tài liệu trước phẫu thuật về những rủi ro có thể không được ký bởi nạn nhân mà được phòng khám giả mạo sau khi cô qua đời.
Bác sĩ Ho Chiu Ming, chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tái tạo Hong Kong, nghi ngờ cái chết của cô Law có thể liên quan đến các thủ tục gây mê.
“Chọn thuốc sai hoặc thuốc an thần quá liều có thể gây ra tắc nghẽn đường thở. Nó có thể rất nguy hiểm” ông Ho Chiu Ming nói.
Mộc Miên (Theo SCMP)