+Aa-
    Zalo

    Phạt tiền thành phạt tù: Bao nhiêu tiền thì phạt 1 ngày tù?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Chúng ta không căn cứ 1 đồng, hay 100 nghìn đồng thì thành 1 ngày tù. Chúng ta trao lại quyền cho thẩm phán để ước lượng, cân đối trong khoản khung có sắn”

    (ĐSPL) – “Chúng ta không căn cứ 1 đồng, hay 100 nghìn đồng thì thành 1 ngày tù. Chúng ta trao lại quyền cho thẩm phán để ước lượng, cân đối trong khoản khung có sắn” - , ông Nguyễn Văn Dũng – Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính cho biết.
    [mecloud]vzYWeeHCID[/mecloud]
    Sáng 16/10, ông Trần Tiến Dũng – Chánh văn phòng Bộ Tư Pháp đã chủ trì buổi họp thông tin báo chí quý III/2015. Tại buổi họp báo, PV đã đặt câu hỏi với lãnh đạo bộ về Bộ luật hình sự (BLHS)sửa đổi liên quan tới việc chuyển tiền thành tù, tù thành tiền đang khiến dư luận quan tâm thời gian qua.

    Ông Nguyễn Văn Dũng – Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính.

    Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Dũng – Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư Pháp) cho hay: “Về đề xuất chuyển đổi hình phạt tiền sang hình phạt tù nếu người vi phạm không tuân thủ! xuất phát từ thực tiễn 14 năm thi hành Bộ Luật hình sự, có nhiều trường hợp tuyên hình phạt tiền họ chây ì không nộp. Việc này chúng ta không có cách nào để xử lý cả, nên việc chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù sẽ là phương án đi kèm để đảm bảo việc thực thi pháp luật”.
    Ông Nguyễn Văn Dũng nêu, tại Việt Nam đề án này nghe có vẻ lạ tuy nhiên ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đã thực hiện điều này từ lâu. Thậm chí, pháp luật nước ngoài đã áp dụng rất tốt biện pháp này vào thực tiễn bởi họ có quy chuẩn về ngày công lao động.
    PV đặt ra câu hỏi về tỷ lệ chuyển đổi từ hình phạt tiền thành hình phạt tù sẽ được tính theo công thức nào? bao nhiêu tiền thì có thể chuyển đổi từ phạt tiền thành phạt tù?
    Vị đại diện Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính cho biết: “Pháp luật nước ngoài thực hiện việc chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù rất dễ dàng, bởi họ có quy chuẩn về ngày công lao động. Như vậy họ cứ quy đổi theo tỷ lệ ngày công lao động và tính với người vi phạm. Tuy nhiên, tại nước ta đây sẽ là vấn đề mới,vì mới nên rất khó thực hiện, việc chuyển đổi tỷ lệ cũng khó hơn tại một số nước (vì chúng ta chưa có quy chuẩn về ngày công lao động)”.
    Cũng theo ông Nguyễn Văn Dũng, vấn đề này đang trong quá trình bàn bạc và lấy ý kiến. Ban soạn thảo, tổ biên tập, cácchuyên gia đã tính toán. Theo đó, quy định hình phạt tiền luôn ở khung thấp (khung 1 hoặc khung 2), kèm hình phạt tiền luôn có hình phạt tù bên cạnh. “Nên chúng ta không căn cứ 1 đồng, hay 100 nghìn đồng thì thành 1 ngày tù. Chúng ta trao lại quyền cho thẩm phán để ước lượng, cân đối trong khoản khung có sắn. VD phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp đó thì cho phép tòa án được chuyển đổi”.
    Vị đại diện Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đưa ra một trường hợp khó đó là việc có người bị phạt tiền mới chấp hành được một phần, phần còn lại họ chưa nộp được, vậy trường hợp này phải giải quyết thế nào? Trả lời về vấn đề này, ông Dũng cho biết sẽ trừ khoản tiền họ đã nộp và tính vào khoản còn nợ, sau đó tiến hành quy đổi.
    Ông Dũng cho biết, dự thảo này là vấn đề mới và rất nhạy cảm vì khó quy đổi tại Việt Nam. Bởi vậy, vấn đề này đang được cân nhắc thêm và có thể sẽ không quy định vào luật.
    Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định: Điều 35. Phạt tiền (sửa đổi)
    Phương án 1:
    Khi tuyên hình phạt tiền là hình phạt chính, Tòa án tuyên nếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án không chấp hành, thì hình phạt tiền được chuyển đổi thành hình phạt tù, đồng thời ấn định mức phạt tù mà người đó phải chấp hành theo nguyên tắc sau:
    a) Nếu khung hình phạt được áp dụng không có quy định hình phạt tù thì mức phạt tù chuyển đổi cao nhất không quá 03 năm tù;
    b) Nếu khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt tù lựa chọn với phạt tiền thì mức phạt tù chuyển đổi cao nhất không quá mức cao nhất của hình phạt tù tại khung hình phạt đó;
    c) Trường hợp người bị kết án đã chấp hành được một phần hình phạt tiền thì căn cứ vào phần hình phạt tiền còn lại phải chấp hành, Tòa án quyết định chuyển đổi thành mức hình phạt tù tương ứng.
    Không áp dụng quy định tại khoản này đối với pháp nhân, người bị kết án là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người khuyết tật nặng.
    Phương án 2:
    Không quy định khoản này.
    XUÂN TÙNG
    [mecloud]vzYWeeHCID[/mecloud]

     
     
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-tien-thanh-phat-tu-bao-nhieu-tien-thi-phat-1-ngay-tu-a115204.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.