Một trẻ bị chó cắn đứt rời cả môi dưới. Người nhà của bé còn phát hoảng khi nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng phải đuổi theo con chó giật lại mẩu môi, đưa đến bệnh viện phẫu thuật nối liền cho bé.
Một bệnh nhi bị chó cắn rách mặt phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: do bệnh viện cung cấp |
Liên tiếp nhiều ca trẻ bị chó cắn gây thương tích phải nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) trong tháng 8. Có trường hợp, bé bị cắn đứt cả môi phải khâu nối lại.
Đứt môi vì chó cắn
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đã có bốn ca trẻ em bị chó cắn chấn thương
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính trong nửa đầu năm nay, TP có hơn 16.400 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm văcxin phòng bệnh dại. Trong đó, trẻ em bị cắn chiếm khoảng 22\%. Đa số các trường hợp là bị chó cắn (chiếm 83,4\%) và mèo cắn (chiếm 9,8\%). Hầu hết các trường hợp bị cắn ở chân (chiếm 70\%), tay (24\%). Trong đó có 7\% nạn nhân bị vết cắn tổn thương sâu, rộng. |
mặt nhập viện tại đây cho đến thời điểm này của tháng 8. Trong đó, nặng nhất là một bệnh nhi 9 tuổi (ngụ tỉnh Bình Phước). Bé bị chó cắn đứt rời cả môi dưới. Người nhà của bé còn phát hoảng khi nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng phải đuổi theo con chó giật lại môi, đưa đến bệnh viện phẫu thuật nối liền cho con.
Bệnh nhân gần đây nhất là bé gái 2 tuổi (ngụ tỉnh Bình Dương), nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị chó nhà cào rách mặt, vết cắn khá sâu, dài khoảng 3 cm, lộ cả mô tuyến mang tai.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online trong ngày 21/8, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết các bác sĩ phải rửa sạch, cắt lọc và khâu thẩm mỹ vết thương vùng má phải của bệnh nhi. Đồng thời, bé cũng được chích ngừa dại và huyết thanh ngừa uốn ván.
Một bé gái 7 tuổi khác (ngụ TP.HCM) cũng bị chó cắn mất gần hết một bên má. Các bác sĩ đã phải lấy da của vùng khác trên cơ thể để tái tạo lại mặt cho em.
Theo bác sĩ Đẩu, các trường hợp nặng như trên, bệnh nhi phải được phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, dù có phẫu thuật tốt cũng để lại di chứng như là sẹo co rút làm đuôi mắt bị kéo sệ xuống, khi ngủ bé không nhắm mắt kín được hoặc miệng sẽ bị kéo xếch lên. Bên cạnh đó, trẻ bị chó cắn khi nhập viện thường rất hoảng loạn, la khóc. Các bé sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, ám ảnh lâu dài về việc này.
Xử lý nhanh: Rửa sạch vết thương và chích ngừa
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết: Mùa hè là khoảng thời gian Bệnh viện Nhi đồng tiếp nhận nhiều ca trẻ em bị chó cắn nhất. Các trường hợp trẻ bị chó cắn phải nhập viện cấp cứu thường trong tình trạng nặng. Còn các trường hợp nhẹ hầu như phụ huynh có thể xử lý ở nhà hoặc trạm y tế rồi đưa trẻ đi chích ngừa.
Theo nhận định của bác sĩ Nhân, các ca nặng vào cấp cứu ở bệnh viện thường bị cắn ở động mạch cổ, tay chân và cả bộ phận sinh dục. Bệnh nhân nhập viện thường bị sốc do mất máu, do đau. Cách đây vài năm có một trường hợp bệnh nhi lên cơn dại do xử lý, nhập viện quá trễ. Khi trẻ đã bị lên cơn dại thì 100\% là tử vong.
Bác sĩ Nhân cho biết, khi bị chó cắn, người dân phải sơ cứu ngay, làm sạch vết thương bằng cách: rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý và xà phòng. Tuy nhiên phải tránh chà xát làm rách, lan rộng vết thương. Sau đó, chậm khô vết thương bằng bông gòn và thoa thuốc sát trùng. Đặc biệt, người dân không được đắp các loại lá thuốc lên vết thương chó cắn.
Không nên thả rông ngoài đường để tránh tấn công người khác - Ảnh: Hải Nam |
Bệnh nhân bị chó cắn cần đến cơ sở y tế để chích ngừa bệnh dại và huyết thanh ngừa uốn ván. Khi chích ngừa bệnh dại phải tuân thủ đúng liều, thời gian và các chỉ định của bác sĩ trong thời gian chích ngừa.
Ngoài ra, cũng cần theo dõi con chó xem có biểu hiện bệnh hay không để báo với cơ quan y tế có hướng xử lý kịp thời.
Bác sĩ Đẩu khuyên phụ huynh với trẻ nhỏ luôn cần có người trông coi, không để các em tiếp xúc gần, chọc phá chó cũng như một số vật nuôi khác để phòng ngừa bị cắn, tấn công. Đặc biệt, theo bản năng, con chó sẽ phản ứng rất hung dữ nếu bị chọc phá lúc nó đang ăn, ngủ, hay sau khi đẻ, nuôi con.
Bên cạnh đó, chó phải được chủ nuôi cho tiêm ngừa dại đúng quy định và không thả rông ngoài đường.
Theo Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (thuộc Đoàn LS TP.HCM), với những trường hợp súc vật gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản của người khác, cần căn cứ vào quy định của Điều 625 Bộ luật Dân sự 2005, để làm cơ sở xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc, chủ sở hữu của súc vật đó phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Trừ trường hợp thiệt hại đó do người bị hại có lỗi hoàn toàn. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân dẫn đến việc súc vật gây thiệt hại cho người khác là do lỗi của một người thứ 3 nào đó tác động vào, chẳng hạn: Có hành vi chọc ghẹo súc vật dẫn đến súc vật đó tức giận cắn những người khác...Trong trường hợp này thì người thứ 3 phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Nếu người thứ 3 và chủ sở hữu cùng có lỗi thì họ phải liên đới bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm giữ hoặc sử dụng trái pháp luật đó phải bồi thường. Một trường hợp nữa tương đối phổ biến ở Việt Nam đó là súc vật được thả rông gây thiệt hại, thì về nguyên tắc chủ sở hữu của súc vật này phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Về những khoản chi phí bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm theo điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi bị súc vật làm tổn hại sẽ bao gồm: chí phí cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút. Thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị. Ngoài ra, phải bồi thường thêm khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. |
Theo Thanh niên
Xem thêm video:
[mecloud]LvDpItvBDf[/mecloud]