+Aa-
    Zalo

    Phát hiện sự tồn tại của một hành tinh giống Trái đất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một hành tinh với bầu khí quyển giống Trái đất vừa được tìm thấy bên ngoài dải ngân hà.

    (ĐSPL) - Một hành tinh với bầu khí quyển giống Trái đất vừa được tìm thấy bên ngoài dải ngân hà.

    [mecloud]xAMXljexsi[/mecloud]

    Hành tinh GJ 1132b có bầu khí quyển tương đương với trái đất nhưng to hơn khoảng 16\% và cách chúng ta 39 năm ánh sáng, gần hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh nào có điều kiện tương tự như vậy từng được phát hiện. Với cách gần như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng việc bay đến GJ 1132b sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Các phi hành gia đã khám phá ra được hành tinh này khi nó đang lướt qua bề mặt ngôi sao lùn đỏ với kích cỡ bằng 1/5 mặt trời. Tuy nhiên GJ 1132b lại lạnh hơn, mờ nhạt hơn so với mặt trời, nhiệt độ của nó đạt khoảng 260 độ C.

    Hình ảnh của GJ 1132b - Ảnh: The Guardian

    "Với nhiệt độ nóng như vậy mà hành tinh này vẫn tồn tại bầu khí quyển giống trái đất thì khả năng có thể tìm thấy được một hành tinh tương tự và với nhiệt độ mát mẻ hơn là hoàn toàn có thể xảy ra", Zachory Berta-Thompson thuộc Viện Nghiên Cứu Vật Lý Thiên Văn Đại Học MIT ở Kavli cho biết.

    Các nhà nghiên cứu dựa trên nền tảng MEarth-South, một tổ hợp 8 robot kính viễn vọng dài 40cm tại Cerro-Tololo tại Chile để xác định vị trí của hành tinh này. Với quỹ đạo vòng quanh ngôi sao của mình, GJ 1132b phải mất 1,6 ngày để hoàn thành vòng xoay, đồng thời tạo ra một lớp bao phủ để ẩn mình khỏi bị phát hiện. Điều đó khiến việc tìm ra nó bằng kính viện vọng trở nên khó khăn hơn, tờ Nature cho hay.

    Hành tinh được liên kết chặt chẽ với ngôi sao của mình bằng thủy triều, giống như mặt trăng với trái đất, GJ 1132b cũng có một nửa là đêm, nửa kia là ngày. Với kích thước to lớn, các nhà khoa học dự đoán hành tinh này hầu hết là đá, tương tự như các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta. 

    Quá trình phát hiện ra GJ 1132b

    [mecloud]Wtq9fwlli3[/mecloud]

    Drake Deming, một nhà thiên văn học tại Đại học MaryLand cho biết, GJ 1132b được biết đến như là một hành tinh quan trọng nhất từng được khám phá nằm ngoài Hệ Mặt Trời. "GJ 1132b quá nóng để tồn tại sự sống, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra được khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.", ông cho biết trong bài báo của tờ Nature.

    Mục tiêu trong tương lai sẽ là khám phá những hành tinh mới có thể có sự sống. Được biết, dự án này sẽ khởi động vào năm 2018 với kính thiên văn James Webb Space và năm 2025 cho chiến dịch ở Chile với kính thiên văn Giant Magellan.

    NHẬT DUY (Theo The Guardian)

    Video tin tức được xem nhiều:

    Những phát hiện mới của NASA về Sao Diêm Vương

    [mecloud]T3VCa4bDK9[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-su-ton-tai-cua-mot-hanh-tinh-giong-trai-dat-a119251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.