+Aa-
    Zalo

    Phát hiện ổ dịch thủy đậu trong trường mầm non tại Đắk Lắk

    (ĐS&PL) - Sau khi ghi nhận ổ dịch, trung tâm y tế đã nhanh chóng phối hợp với trạm y tế phường cùng nhà trường tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ lớp học và khuôn viên trường

    Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ngày 9/10, theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch thủy đậu tại thị xã Buôn Hồ.

    Theo đó, ngày 3/10, tại lớp Mầm thuộc Trường Mẫu giáo Hoa Hướng Dương (phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cô giáo chủ nhiệm phát hiện 01 trẻ xuất hiện các mụn nước mọc ở mặt và tay.

    Từ ngày 5 – 6/10, tại lớp này xuất hiện thêm 04 cháu có các triệu trứng mụn nước ở mặt và tay, cô giáo nghi ngờ cháu mắc bệnh thủy đậu nên đã liên hệ với gia đình và cho cháu về nhà để cách ly và điều trị. Kết quả các cháu đều được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu. Hiện Trường Mẫu giáo Hoa Hướng Dương đang có 5 lớp với 114 học sinh, các lớp còn lại của trường chưa ghi nhận các ca bệnh tương tự.

    Theo bác sĩ Hồ Văn Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ, ngay sau khi ghi nhận ổ dịch, Trung tâm Y tế đã nhanh chóng phối hợp với trạm y tế phường cùng Trường Mẫu giáo Hoa Hướng Dương tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ lớp học cũng như khuôn viên trường bằng dung dịch Cloramin B 0,5%.

    Phát hiện ổ dịch thủy đậu trong trường mầm non tại Đắk Lắk. Ảnh minh họa: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

    Phát hiện ổ dịch thủy đậu trong trường mầm non tại Đắk Lắk. Ảnh minh họa: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

    Đồng thời tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh thủy đậu tại trường học, vệ sinh khuôn viên nhà trường và lớp học. Yêu cầu nhà trường tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ, lau trùi tường, sàn nhà, ngâm các đụng cụ học tập và đồ chơi bằng dung dịch Cloramin B 0,5%.

    Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu như hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan; Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh; Thường xuyên mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và tụ tập đông người; Học sinh hạn chế qua lại giữa các lớp, có thể tạm dừng việc học bán trú và ăn uống tại trường để giảm thiểu sự lây lan rộng sang các lớp chưa có ca bệnh; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường và tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

    Bác sĩ Hồ Văn Hiếu nhận định ổ dịch thủy đậu vẫn còn diễn biến phức tạp do học sinh học bán trú, ăn ngủ tại trường. Bên cạnh đó, số lượng học sinh đông, độ tuổi hiếu động, tiếp xúc nhiều nên ổ dịch có thể phát tán và lan rộng ra cộng đồng. Do đó, Trung tâm Y tế đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cũng như đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân trên địa bàn.

    Đồng thời đề nghị nhà trường theo dõi chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh mới, trong thời gian từ 5 – 7 ngày tới nếu số lượng ca mắc tăng thêm từ 3 – 5 ca/ lớp và có 2/3 tổng số lớp trong toàn trường có học sinh mắc bệnh thì cho học sinh toàn trường nghỉ học từ 07 – 10 ngày để cách ly và tổng dọn vệ sinh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/phat-hien-o-dich-thuy-au-trong-truong-mam-non-tai-ak-lak-a471732.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan