+Aa-
    Zalo

    Phát hiện mới về loài khủng long ăn thịt ở châu Phi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng mới về sự xuất hiện của một số loài khủng long ăn thịt ở lục địa châu Phi cách đây khoảng 200 triệu năm trước.

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng mới về sự xuất hiện của một số loài khủng long ăn thịt ở lục địa châu Phi cách đây khoảng 200 triệu năm trước.

    Những dấu vết về loài khủng long được tìm thấy ở Lesotho.- Ảnh: Sky News Arabia.

    Dấu vết bàn chân ba ngón đã được tìm thấy là loại khủng long Megatheropods hai chân. Đây được coi là loài khủng long Tyranosaurus Rex lâu đời nhất.

    Theo các chuyên gia, sinh vật này dài khoảng 9 mét. Nó có kích thước bằng bốn lần kích thước của sư tử và là loài ăn thịt lớn nhất ở Nam Phi ngày nay.

    Khủng long được đặt tên là "Kentabus Ambroculhuali", lớn hơn nhiều so với tất cả các động vật ăn thịt trước đây được phát hiện ở châu Phi.

    Fabian Knowle, một thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester, nói: "Phát hiện mới nhất này rất thú vị và chứng tỏ có một loại động vật ăn thịt sống ở lục địa Nam Phi”. Ông chỉ ra rằng: “Những vết chân trên những tảng đá trong hàng triệu năm có chiều dài 57 cm và rộng 50 cm. Điều làm cho nó đặc biệt quan trọng là độ tuổi của nó, vì lịch sử của nó có từ thời Jura”.

    Tiến sĩ Lara Cisseio thuộc Đại học Cape Town, Nam Phi nói: "Phát hiện này đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của các con khủng long ăn thịt lớn vào thời kỳ Jura từ phía Nam Gondwana, một lục địa cổ đại sau đó thành lục địa châu Phi”.

    Theropods - khủng long ăn thịt đứng trên hai chân - từ thời đại này nói chung là tương đối nhỏ. Hầu hết từ ba đến năm chiều dài, một số cao nhất là bảy mét.

    Các nhà khoa học đã cho rằng Theropods chỉ bắt đầu xuất hiện nhiều vào cuối thời kỳ Jura và trong thời kỳ Cretaous, kéo dài từ 145 triệu năm trước cho đến khi kết thúc sự thống trị của khủng long. Những con khủng long không tiến hóa thành loài chim đã tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước. T-rex sống cách đây 85 triệu đến 65 triệu năm, có thân dài tới 12,3 mét.

    Một nhóm các chuyên gia quốc tế mô tả tìm thấy dấu chân này ở quận Maseru của Lesotho trong tạp chí Plos ONE. Gần đó, họ cũng phát hiện ra các dấu chân khác của theropod nhỏ hơn nhiều. Các bề mặt mà họ đã được tìm thấy đã được bao phủ trong vết gợn cổ xưa và vết nứt, cho thấy sự hiện diện của nước.

    Tiến sĩ Lara Cisseio thuộc Đại học Cape Town, Nam Phi nói: "Khám phá này đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của khủng long khổng lồ ăn thịt trong thời gian đầu kỷ nguyên Jura ở miền Nam Gondwana, lục địa tiền sử, sau này chia ra và trở thành châu Phi và các lục địa khác”.

    Ánh Dương( Theo Sky News Arabia, Sputniknews)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-moi-ve-loai-khung-long-an-thit-o-chau-phi-a207278.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan