Biến thể Mu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là một biến thể đáng quan tâm, sau khi các báo cáo chỉ ra rằng nó có khả năng thoát miễn dịch gia tăng so với các biến chủng khác.
Một nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Y thành phố Yokohama và Bệnh viện Đại học Thành phố Yokohama đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy vắc-xin BNT162b2 của Pfizer-BioNTech có hiệu quả vô hiệu hóa các biến thể Mu là 76%.
Hỗn hợp kháng thể đơn dòng kép chứa casirivimab và imdevimab cũng vô hiệu hóa biến thể một cách hiệu quả.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Mu gây ra sự hợp nhất giữa các tế bào, có thể là một yếu tố thúc đẩy sự thoát khỏi miễn dịch dịch thể (kháng thể) do vắc-xin gây ra.
Nhà khoa học Kei Miyakawa cùng cách đồng nghiệp tham gia nghiên cứu nói rằng dù biến chủng Mu có thể trở thành vấn đề một khi nó thay thế vị trí thống trị của biến chủng Delta (B.1.617.2), nhưng các vaccine phòng ngừa COVIDPhát hiện mới về kháng thể của vaccine Pfizer-19 hiện nay cùng hỗn hợp kháng thể đơn dòng gồm casirivimab và imdevimab vẫn tạo hiệu quả tốt trong bảo vệ đa số người dân.
Kể từ khi đợt bùng phát COVID-19 lần đầu tiên bắt đầu vào cuối tháng 12/2019, sự lây lan và tiến hóa nhanh chóng của SARS-CoV-2 đã dẫn đến sự xuất hiện của một số biến thể có biểu hiện tăng khả năng lây truyền và trong một số trường hợp, có khả năng kháng vắc-xin.
Cho đến nay, WHO đã phân loại các biến chủng gồm có: B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta), P.1 (Gamma) và B.1.617.2 (Delta) của SARS-CoV-2 là các biến thể cần quan tâm và 5 dòng khác, bao gồm B.1.621 (Mu), là các biến thể đáng quan tâm.
Mặc dù Delta hiện là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca nhiễm trùng trên toàn cầu, song sự xuất hiện của Mu đã gây ra mối lo ngại đáng kể sau các báo cáo về xu hướng tránh được miễn dịch.
Mộc Miên (Theo News Medical)