+Aa-
    Zalo

    Phân tầng đại học Việt Nam theo 3 hướng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học Việt Nam vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến.

    (ĐSPL) – Dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học Việt Nam vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến.

    Phân tầng đại học Việt Nam theo 3 hướng

    Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh minh họa.

    Tin tức từ Bộ Giáo dục cho biết, đây là Nghị định áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) bao gồm: Các đại học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); trường cao đẳng trong hệ thống GDĐH và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Nghị định này quy định về phân tầng các cơ sở GDĐH; xếp hạng và khung xếp hạng các cơ sở GDĐH; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH. 

    Phân tầng là sự sắp xếp theo nhóm các cơ sở GDĐH dựa trên các tiêu chí qui định. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở GDĐH theo thứ tự cao, thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống GDĐH. 

    Việc phân tầng, xếp hạng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở  giáo dục đại học, công khai minh bạch chất lượng đào tạo, tạo sự cạnh tranh lành mạnh,v.v...

    Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam sẽ được phân thành 3 tầng, mỗi tầng có 5 hạng. Trong đó, hạng đầu và hạng chót, mỗi hạng chiếm 10\%; nhiều nhất là hạng 3 với 40\%.

    Dự thảo nêu rõ, các cơ sở đào tạo giáo dục Việt Nam sẽ có các "tầng": định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành.

    Nhóm "định hướng nghiên cứu" có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học đa dạng, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các viện nghiên cứu, các trường đại học, học viện trong cả nước, đóng vai trò chủ lực trong xây dựng đội ngũ nhân lực để phát triển nền kinh tế tri thức.

    Nhóm "định hướng ứng dụng" là trường đại học có các chương trình đào tạo chủ yếu theo hướng ứng dụng và hoạt động khoa học công nghệ tập trung theo hướng nghiên cứu triển khai, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

    Nhóm "định hướng thực hành" là trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học, có các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng thực hành; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất. Nhóm này đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương; nghiên cứu chuyển giao công nghệ, xử lý những vấn đề kỹ thuật trong thực tế sản xuất và đời sống ở các địa phương.

    Việc phân tầng được thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 năm, do Thủ tướng duyệt.

    Bên cạnh đó, theo dự thảo, khung xếp hạng cơ sở GDĐH bao gồm 5 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4 và hạng 5.

    Các hạng được tính theo phần trăm (\%) số các trường trong từng tầng, được chia theo nhóm từ cao xuống thấp, được làm tròn số, cụ thể như sau:

    Hạng 1 là nhóm 10\% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng cao nhất;

    Hạng 2 là nhóm 20\% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 1;

    Hạng 3 là nhóm 40\% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 2;

    Hạng 4 là nhóm 20\% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 3;

    Hạng 5 là nhóm 10\% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng thấp nhất.

    Việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm một lần, do Bộ GD-ĐT lựa chọn, ủy nhiệm cho một tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-tang-dai-hoc-viet-nam-theo-3-huong-a53474.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan