(ĐSPL)- Clip nữ sinh đánh nhau, nam sinh cổ vũ quay phim đang trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng. Nhiều người không khỏi lắc đầu ngán ngẩm về thái độ thờ ơ, vô cảm của các bạn trẻ ngày nay.
Clip được đăng tải vào ngày 29/3. Trong clip là hình ảnh nữ sinh đánh bạn đồng học không thương tiếc. Nhìn những gương mặt thơ ngây, nhưng có hành vi côn đồ khiến không ít người bàng hoàng. Nhưng có lẽ, điều khiến nhiều người đau lòng, bất ngờ nhất đó chính là sự thờ ơ của nam sinh.
Xem clip "phản cảmnữ sinh đánh nhau, nam sinh cổ vũ quay phim":
"Tát nó đi! Tát nó đi...", thay vì căn ngăn, những nam học sinh đứng xung quanh cổ vũ cho cô gái mặc áo dài xanh lao vào đánh bạn. Video được cho là quay trong lớp học tại một trường THPT tỉnh Gia Lai.
Nữ sinh đánh nhau khiến không ít người run sợ trước nạn bạo lực học đường. |
Trước thực trạng nữ sinh đánh nhau ngày càng nhiều, dân mạng không khỏi buồn lòng. Có lẽ, nhận thức của các em đang ngày càng “giảm sút” nghiêm trọng. Thay vì cư xử một cách ôn hòa các em lại chọn “bạo lực”.
Nick name Tiến Minh cho rằng: “Thật đáng buồn cho giới trẻ ngày nay. Không biết các em được học gì từ sách vở mà cư xử với nhau như vậy? Các bạn nam thay vì can ngăn, các em lại thờ ơ, cổ xúy cho hành động xấu”.
“Thật đáng buồn cho giới trẻ ngày nay, các em ngày càng táo bạo và cư xử vô lễ. Người đánh sai, người cổ xúy lại càng sai? Chúng ta nên nhìn nhận lại cách giáo dục các em nhỏ”, bạn Mai Hươngc chia sẻ.
Nữ sinh bị bạn đánh ngồi khóc không dám kháng cự. |
Người đánh đã sai vì không làm chủ được hành vi cá nhân, người cổ xúy cho cái xấu lại càng sai. Nhiều người đặt câu hỏi, những bài học “Giáo dục công dân” chẳng nhẽ không có tác dụng với các em? Hay những bài văn dạy các em cách cư xử nên người liệu các em đã quên?
Không ít câu hỏi đặt ra, khi các em đánh nhau tới tấp trong lớp học lâu như thế thầy cô và nhà trường đang ở đâu. Và hình phạt dành cho các em học sinh "mang tính côn đồ" sẽ như thế nào? Hi vọng rằng, nhà trường và cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp mạnh tay hơn nữa ngăn chặn tình trạng "bạo lực học đường" đang có xu hướng tăng cao.